Trà sen toả hương

Trà ướp sen từ lâu đã được xếp vào hàng quý hiếm bởi được làm cầu kỳ, tinh tế từ khâu chọn nguyên liệu cho tới sản xuất. Nghề ướp trà sen Tây Hồ, Hà Nội, đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Để làm ra được 1 kg trà sen khô loại thượng hạng thì cần đến 1.000 bông sen tươi và phải trải qua 7 lần tẩm ướp rất kỳ công.

Sen phải được hái từ sáng sớm và mang ngay đi ướp trà. Bởi hoa sen chỉ cho hương thơm nhất khi cánh hoa vừa chớm nở. Nếu để ánh nắng chiếu vào, hoa sẽ nhanh mất mùi hương. Những bông sen được mang về trải qua đủ 7 công đoạn tỉ mỉ.

Để ướp được một mẻ trà sen ngon, sen phải được hái từ sáng sớm và mang ngay đi ướp trà.

Nhiều khách quốc tế khi đến Hà Nội đã tìm uống thử trà sen. Có lẽ chỉ ở Việt Nam họ mới được uống thứ trà thanh mát và ngát hương thơm.

Bà Indira Gumarova, Phu nhân Đại sứ Cộng hoà Séc tại Việt Nam, nhận xét: "Việt Nam có bề dày lịch sử và sự đa dạng về văn hoá, đặc biệt là văn hoá trà. Thưởng trà không chỉ đơn giản là uống tách trà đó mà còn hơn thế rất nhiều. Trà sen rất ngon".

Chị Amily Shen, du khách Đài Loan (Trung Quốc) bày tỏ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ hoa sen lại được dùng để làm trà, bởi vậy khi đến Việt Nam và được ăn hạt sen, được uống trà sen tôi thấy rất gần gũi với cuộc sống của mình. Rất ngon".

Nhấp ngụm trà sen Tây Hồ, người thưởng thức không chỉ được tận hưởng hương vị tinh tế, mà cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.