Triển lãm tranh "Hành trình sống và yêu"
Triển lãm giới thiệu tới công chúng yêu mỹ thuật hơn 20 bức tranh mới được nhà giáo - họa sĩ Thúy Hường sáng tác, chủ yếu bằng chất liệu sơn mài truyền thống, với chủ đề phong cảnh quê hương đất nước, tình yêu con người.
Mỗi tác phẩm của họa sĩ Thúy Hường kể về một câu chuyện hoặc hình ảnh liên quan đến ký ức của người Việt Nam.
Tác giả luôn nỗ lực sáng tạo và khám phá nghệ thuật, màu sơn đầy tính sáng tạo và gam màu rực rỡ trong các tác phẩm rất tươi sáng, mang đến cho người xem những cảm xúc trong trẻo, yên bình, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn và ngập tràn hy vọng.
Nữ họa sĩ chia sẻ, mỗi cuối tuần, chị vẫn gửi gắm tình yêu cuộc đời, con người trong từng nét bút, gam màu để cuối năm giới thiệu những tác phẩm mới tới công chúng, và đặc biệt thông qua triển lãm, tác giả luôn dành kinh phí tích cực làm thiện nguyện, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng, như tặng quà mẹ liệt sĩ, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân chạy thận.
Sau triển lãm lần này, nhà giáo - hoạ sỹ Thuý Hường sẽ gửi tặng bệnh nhân xóm chạy thận bệnh viện Bạch Mai trên 1 tấn gạo để cùng mọi người đón năm mới với bao yêu thương, hy vọng.
Đường làng thường ngày chỉ có dấu chân của những người già và con trẻ. Thế nhưng năm hết Tết đến, con đường làng bỗng nhộn nhịp hân hoan đón những người con đi xa trở về. Những bước chân dù có đi ngàn vạn nẻo đường, thì chuyến đi hạnh phúc nhất vẫn là chuyến trở về nhà cùng gia đình. Bởi Tết là để đoàn viên sum họp.
Hàng trăm năm nay, chợ mỗi năm chỉ mở một lần vào ngày 27 Tết, thu hút cả ngàn người dân tham gia. Đó là chợ phiên làng Mọc, phường Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Nối tiếp thành công của "Rực rỡ Thăng Long 2024", "Lễ hội kỳ quan ánh sáng quốc tế - Rực rỡ Thăng Long" với điểm nhấn là màn trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) hỏa thuật lớn nhất thế giới trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, nhằm mang tới cho người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Hoàng thành Thăng Long lưu giữ những báu vật của 52 triều vua xuyên suốt 13 thế kỷ. Mỗi bảo vật đó là một mảnh ghép trong bức tranh sống động về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của kinh thành xưa.
Những bản sắc của Tết cổ truyền sẽ được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long, thể hiện một Hà Nội cổ kính, truyền thống và thanh lịch.
Trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025, dự án cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh di tích Quốc gia Đền Bà Kiệu đã kịp thời hoàn thành.
0