Cuối năm tảo mộ, mời gia tiên 'về nhà' đón Tết
Những ngày giáp Tết, khi không khí xuân tràn về khắp mọi nẻo đường. Lối vào nghĩa trang Lạc Hồng Viên trở nên nhộn nhịp với dòng người về đây tảo mộ. Đối với nhiều gia đình, đây là dịp để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, đồng thời cũng là thời điểm để truyền lại những giá trị văn hóa "uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ sau.
Chị Đỗ Thị Thanh Hương (Hà Nội) cho biết: "Nhân dịp cuối năm, các cháu ruột của tôi từ TP.HCM ra thăm mộ bố. Các tầng lớp sau này nhìn thấy những việc ông, bà, cha, mẹ làm trước, các cháu sẽ có hướng tâm linh về lâu dài để học theo".
Bà Nguyễn Hoàng Yến (Hà Nội) chia sẻ: "Cuối năm, anh chị em trong gia đình chúng tôi tổ chức đi tảo mộ và mời bố (người thân đã mất) về ăn Tết cùng gia đình. Bố tôi giản dị nên chúng tôi thường mang những gì ông thích khi còn sống, như khoai lang, chè tươi, cà phê".
Dịp cuối năm, mọi người dù bận rộn vẫn dành thời gian để quay về, dọn dẹp mộ phần. Trong không khí lạnh những ngày cuối đông, sự ấm áp từ những nén hương, từ tình cảm gia đình như càng trở nên rõ rệt.
Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho biết: "Con cháu dù làm ăn xa hoặc ở nhiều nơi sẽ tập trung về, cùng nhau ôn lại những việc làm cũng như lịch sử của dòng tộc, dòng họ. Những cao niên sẽ giới thiệu cho con cháu về các cụ, điều đó tạo nên sự gắn kết, cũng là tinh thần uống nước nhớ nguồn, nghĩ về cội nguồn".
Với những ý nghĩa đó, tảo mộ vào dịp Tết cũng là một phong tục chuẩn bị đón chào năm mới trước sự chứng kiến của gia tiên, những người đã khuất cũng được đoàn viên trở về ăn Tết cùng con cháu. Đây là nét đẹp văn hóa rất lâu đời của người Việt, thể hiện lòng hiếu thảo và sự tri ân đối với tổ tiên, ông bà.
Lễ hội đền Vật (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức) không chỉ là hoạt động lưu giữ nét đẹp văn hóa địa phương, đề cao tinh thần thượng võ mà còn tuyển chọn ra nhiều vận động viên chất lượng cao cho đất nước.
Sáng nay, huyện Phúc Thọ đã trọng thể tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, xã Tích Lộc.
Xứ Đoài đã đi vào câu ca xưa với cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài... Nơi xứ Đoài, Tây Đằng được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.
Tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình, Hà Nội, đã trang trọng diễn ra lễ hội truyền thống "Tế khai sắc, rước khai xuân", khai ấn Lý triều Đại Vương Trấn Tây Thượng Đẳng.
Hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho công chúng yêu nghệ thuật đầu xuân mới, triển lãm mỹ thuật mang chủ đề “Khai xuân” vừa được khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Hà Nội).
Phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, đã tổ chức lễ dâng hương đình, chùa Bia Bà nhằm tôn vinh công lao của Hoàng phi Trần Thị Hiền đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh).
0