Sẽ về Thủ đô - đêm nhạc hào hùng
Đến dự chương trình có các đồng chí: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các ban, ngành của TP Hà Nội.
Xuyên suốt chương trình, khán giả có mặt tại nhà hát Hồ Gươm như được quay trở lại một thời kỳ hào hùng của dân tộc, về những năm tháng cả nước đồng lòng Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.
Mùa đông năm 1946, hình ảnh Hà Nội sục sôi cùng vận mệnh đất nước đã được tái hiện trên sân khấu của nhà hát Hồ Gươm, qua những bản hùng ca đồng hành cùng dân tộc suốt một thời khói lửa. Những ca khúc mang âm hưởng lịch sử của các cây đại thụ âm nhạc Việt Nam như: Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, Chiến sỹ Việt Nam của Văn Cao, ca khúc Sẽ về Thủ đô của Huy Du, Lời Người ra đi của Trần Hoàn, rồi Du kích Sông Thao của Đỗ Nhuận... đã làm sống lại không khí của những tháng ngày Hà Nội cùng Toàn quốc kháng chiến. Lời huyết thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã vang lên cùng lời hẹn ước "Sẽ về Thủ đô" của những người con Hà Nội 77 về năm trước là hồi ức không thể quên của nhiều người.
![](https://cloudcdnvod.tek4tv.vn/MAM/attach/upload/24122023204112/e01d626f-647d-4106-a613-c98e1ba9f2f8-529.jpg)
Góp mặt trong chương trình là các giọng ca Opera nổi tiếng như Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn, Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Tùng, ca sĩ Thanh Quý, Đào Tố Loan và các ca sĩ trẻ của cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023. Bằng tình yêu nước, tình yêu Hà Nội nồng nàn, các nghệ sĩ đã hát bằng cả trái tim, qua từng lời ca, giai điệu sâu lắng và hùng tráng, khắc họa rõ nét tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của quân và dân ta.
Bằng ngôn ngữ âm nhạc cũng những tư liệu lịch sử quý giá, chương trình “Sẽ về Thủ đô” đã đưa khán giả đi suốt hành trình hơn 3.000 ngày trường kỳ kháng chiến, từ 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ, suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến nơi chiến khu cho tới ngày trở về tiếp quản Thủ đô trong ca khúc khải hoàn.
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sẽ về Thủ đô” đã khép lại đầy tráng khí và lan toả những cảm xúc đầy tự hào về lịch sử và tình yêu đất nước của mỗi người dân Thủ đô./.
Sáng 9/2, lễ hội truyền thống thôn An Hạ, thuộc xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đã được tổ chức trang trọng, tưởng nhớ công lao của những vị thành hoàng tương truyền có công với nước từ thời Thục Phán An Dương Vương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý các địa phương, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước.
Ban quản lý di tích Đền thờ Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng của xã và huyện Mê Linh để phục vụ du khách về thăm quan, chiêm bái hai đức vua Bà trong các tháng đầu xuân và trong cả năm.
Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội tại Cung Trúc Lâm Yên Tử thuộc Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Nhắc đến tranh cổ, tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Ít ai biết, Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ kinh kỳ xưa.
Trên "Chuyến tàu Xuân" lăn bánh trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ với 2 đoàn tàu SE1 và SE4, không chỉ có những hành khách mang theo niềm vui đoàn viên, mà còn có những người nghệ sĩ gửi gắm cảm xúc vào từng bức tranh.
0