Về Sóc Sơn 'ăn Tết lại'
Trong cái se lạnh của rằm tháng Giêng, trên khắp các nẻo đường của thôn Đức Hậu, xã Đức Hoà dường như vẫn còn vẹn nguyên không khí của những ngày Tết Nguyên đán. Từ sáng sớm, mọi người đã luôn tay luôn chân để chuẩn bị đón cái Tết lớn nhất năm - "Tết lại". Không ai rõ nguồn gốc của "Tết lại" có từ đâu, họ chỉ biết đó là tục lệ từ thời ông cha để lại.
Cho dù đến nay, tục ăn "Tết lại" vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Nhưng tục ăn "Tết lại" đã trở thành nét văn hóa - đậm đà bản sắc và độc đáo, ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Ngày Tết lại, mỗi người một việc, gói bánh chưng, luộc gà, người thì nấu cỗ. Ngoài việc đóng góp dâng lễ tại đình làng, mỗi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm, để mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Mâm cỗ thiết đãi khách đều là những món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi khi Tết đến xuân về, nhưng điều đáng quý, ngày Tết lại, khách đến ăn Tết dù quen hay lạ, hàng chục người hay chỉ có một người, chủ nhà vẫn dọn cơm, mời chào nhiệt tình. Chủ - khách cùng ngồi chung một mâm, hỏi thăm gia cảnh, tâm sự chuyện làm ăn, nhà cửa… như những người bạn lâu năm.

Người dân nơi đây là vậy, luôn hiếu khách, nhiệt tình và cuộc sống của họ cũng luôn giữ được nét đẹp truyền thống mang tính cộng đồng, gắn bó, hòa thuận. Dù không còn sinh sống ở địa phương nhiều năm, nhưng mỗi dịp Tết lại, anh Hùng vẫn sắp xếp thời gian cùng gia đình về dự với họ hàng để tìm lại không khí ấm áp, ký ức của tuổi thơ.
Cùng với việc duy trì phong tục, tập quán của người dân bản địa, việc duy trì một phong tục lành mạnh, không là hủ tục cũng được chính quyền địa phương coi trọng.
Tục ăn "Tết lại" hàng năm được coi như một hoạt động văn hóa giúp phát huy nét đẹp truyền thống của địa phương, đồng thời giúp thế hệ trẻ biết trân trọng các giá trị truyền thống của dân tộc.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn phí vé tham quan đêm tại Đại Nội Huế từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, đồng thời bắn pháo hoa tại Kỳ đài Huế.
Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Ký ức ngày thống nhất” - một hành trình ngược dòng lịch sử đầy xúc cảm, tái hiện không khí hào hùng của ngày non sông liền một dải.
Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và khai mạc Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng 23/4.
0