Xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong trong đào tạo
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã đào tạo gần 400 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ; tiên phong thí điểm mở các ngành đào tạo mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip - bán dẫn, các chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng.
Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM có 17 ngành với 3 lĩnh vực được xếp hạng thế giới, trong đó có đến 14 ngành thuộc top 500 thế giới; dẫn đầu cả nước với 154 chương trình được kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế.
Với những thành tích xuất sắc, Đại học Quốc gia TP.HCM được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xác định rõ giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và với tầm nhìn chiến lược, ngay từ đầu những năm 1990, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt mục tiêu này, những năm tới nước ta phải phát triển liên tục với mức tăng trưởng 2 con số, trong đó xác định rõ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Yêu cầu Đại học Quốc gia TP.HCM nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM tiên phong xuất sắc trong ba nội dung: đổi mới tư duy, phương pháp luận cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, với “tầm nhìn xa, trộng rộng, nghĩ sâu, làm lớn”, “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán”; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tập trung các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, dữ liệu lớn, lượng tử, quang học, vật liệu mới; giữ gìn bản sắc, giá trị cốt lõi và những mục tiêu đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và mong muốn của nhân dân.
Mỗi học sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng dự tuyển vào ba trường THPT công lập theo thứ tự nguyện vọng, trong đó hai nguyện vọng đầu phải thuộc cùng một khu vực tuyển sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất mức phụ cấp phù hợp với nhân viên trong trường học - những người góp phần quan trọng vào việc chăm lo học sinh, vận hành nhà trường.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào ngày 26-27/6 với hai lịch thi và địa điểm thi riêng, dành cho thí sinh học chương trình mới và chương trình cũ.
Dù đã cố gắng triển khai từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên nhưng mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đang “hụt hơi” so với thời điểm ban đầu áp dụng.
Cuộc thi AI for Good Việt Nam 2025 - sân chơi đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh cả ba cấp trên toàn quốc vừa khởi động, giúp ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết những thách thức thực tế trong học tập và đời sống.
Cuộc thi FPTU AI & Robotics Challenge 2025 do trường Đại học FPT tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh THPT trải nghiệm, ứng dụng AI và Robotics vào thực tiễn, khơi dậy đam mê nghiên cứu và sáng tạo.
0