Cú lội ngược dòng của phe cánh tả ở Pháp

Cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng hai đã chứng kiến cú lội ngược dòng ngoạn mục khi liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) giành chiến thắng, bất chấp các dự đoán về sự trỗi dậy của phe cực hữu.

Sự trở lại của đảng cánh tả

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới dự kiến sẽ giành được từ 172 đến 192 ghế, trong khi liên minh trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron sẽ nhận được từ 150 đến 170 ghế. Đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu, dù dẫn đầu ở vòng đầu tiên, đã tụt xuống vị trí thứ ba, giành được từ 132 đến 152 ghế.

Một tháng trước, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới không tồn tại. Liên minh theo đường lối cánh tả này mới được thành lập chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi một cuộc bầu cử Quốc hội sớm, sau thất bại đáng thất vọng của đảng trung dung trước Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu của bà Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng trước.

Vì thế, NFP đã lựa chọn tên gọi với mục đích hồi sinh mặt trận ngăn chặn phe cực hữu giành quyền lực vào năm 1936. Nếu kết quả kiểm phiếu vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Pháp được xác nhận, NFP đã đi đúng mục tiêu và thành công một lần nữa.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bỏ phiếu trong vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp ở Le Touquet, miền Bắc nước Pháp, ngày 7/7/2024. Ảnh: AFP.

Đảng Tập hợp Quốc gia sẽ không thể đạt được đa số tuyệt đối như các nhà bình luận dự đoán cách đây một tuần. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Đó là một sự thở phào nhẹ nhõm đối với đại đa số người dân Pháp, những người yêu nước và ủng hộ nền cộng hòa.

Ông Jean - Luc Melenchon - Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới.

Mặt trận Bình dân Mới (NFP) được hình thành từ một số đảng: đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất, đảng Xã hội theo đường lối ôn hòa, đảng Sinh thái, đảng Cộng sản Pháp, đảng trung tả Place Publique và các đảng nhỏ khác.

Vì NFP là tập hợp của nhiều đảng và thành lập trong khoảng thời gian ngắn, nên thay vì cùng nhau ăn mừng chiến thắng, mỗi đảng trong liên minh này lại tổ chức ăn mừng kết quả theo cách riêng.

Về chính sách đối ngoại, Mặt trận Bình dân Mới (NFP) cam kết “ngay lập tức công nhận” một nhà nước Palestine và sẽ thúc đẩy Israel - Hamas ngừng bắn ở Gaza. NFP cũng hứa sẽ tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lên 1.600 Euro (hơn 1.700 USD), đặt ra mức trần tăng giá điện và thực phẩm thiết yếu, đồng thời loại bỏ các cải cách lương hưu không được lòng dân của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron.

Trước chiến thắng của liên minh Mặt Trận Bình dân Mới, lãnh đạo Đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Jordan Bardella chỉ trích phe trung dung của Tổng thống Pháp Macron đã trao lại quyền lực cho phe cánh tả.

Chủ tịch Đảng LFI, thuộc liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) của Pháp, ông Jean-Luc Melenchon phát biểu tại Paris, sau khi kết quả bầu cử Quốc hội vòng hai được công bố. Ảnh: THX/ TTXVN.

Thất bại nằm ngoài mọi dự đoán của phe cực hữu cho thấy chiến lược rút lui chiến thuật của “Mặt trận Cộng hòa” - do liên minh Mặt trận Bình dân Mới và phe trung dung của Tổng thống Macron thiết lập sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp - đã phát huy hiệu quả.

Các thông điệp và hướng dẫn bầu cử của các đảng này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cử tri. Trước đó, nếu liên minh Mặt trận Bình dân Mới rút 130 ứng cử viên, thì liên minh Cùng nhau của Tổng thống Macron đã rút 80 người khỏi các khu vực bầu cử mà phe cực hữu có ưu thế nhất để tạo cơ hội ghi thêm điểm cho các đảng còn lại.

Mặt khác, theo giới phân tích, tuy thất bại, nhưng với số ghế giành được, liên minh của Tổng thống Macron vẫn được hưởng lợi lớn từ Mặt trận Cộng hòa. Vị trí thứ hai đủ để đảm bảo cho phe này trở thành lực lượng không thể bỏ qua trong bất cứ cuộc đàm phán chính trị nào.

Tỷ lệ người dân Pháp tham gia vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội tiếp tục được duy trì ở mức cao với 67,5%.

Ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo của nước Pháp?

Thắng lợi hoàn toàn bất ngờ trong cuộc bầu cử vòng hai đã giúp Mặt trận Bình dân Mới vươn lên trở thành lực lượng chính trị lớn nhất tại Quốc hội Pháp, trong khi phe cực hữu không còn cơ hội nắm chính phủ.

Tuy nhiên, các diễn biến xảy ra tiếp theo trên chính trường Pháp vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ. Bởi trên thực tế, dù thông lệ quy định rằng người đứng đầu chính phủ phải được lựa chọn từ lực lượng chính trị hoặc liên minh mạnh nhất, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Tổng thống Pháp - ông Emmanuel Macron, người không bị ràng buộc về mặt pháp lý trong kết quả bầu cử vừa qua.

Trong chiến dịch tranh cử, Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã lựa chọn tranh cử mà không có một người đứng đầu cụ thể, khác với Đảng Tập hợp Quốc gia do Chủ tịch Jordan Bardella đứng đầu và liên minh trung dung do Thủ tướng sắp mãn nhiệm Gabriel Attal lãnh đạo.

Giờ đây, sau khi giành chiến thắng, hàng chục nghị sĩ cánh tả mới đắc cử đều có khả năng sẽ ghi tên mình vào cuộc đua cho chiếc ghế Thủ tướng. Hai lực lượng chính trong liên minh Mặt trận Bình dân Mới là đảng Nước Pháp Bất khuất và đảng Xã hội, được cho là sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Người dân Pháp vui mừng vì kết quả bầu cử. Ảnh: Le Monde.

Cụ thể, đảng Nước Pháp Bất khuất của ông Jean - Luc Melenchon được dự đoán sẽ giành được nhiều ghế nhất, với khoảng 80 ghế. Sức mạnh của họ trong Quốc hội, kết hợp với sự thể hiện mạnh mẽ của ông Melenchon trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần đây, đang làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng người đứng đầu chính phủ tương lai phải xuất thân từ đảng này.

Nếu đảng Nước Pháp Bất khuất được lựa chọn, vị trí Thủ tướng rõ ràng sẽ dành cho ông Melenchon. Tuy nhiên, cách tiếp cận gây chia rẽ về chính trị và lập trường cứng rắn của chính trị gia 72 tuổi này đối với các vấn đề từ kinh tế đến xung đột ở Gaza đã khiến ông nhiều lần bị những cử tri ôn hòa chỉ trích và quay lưng.

Về phần mình, ông Jean - Luc Melenchon cho biết ông sẽ không đặt mình vào vai trò lãnh đạo. Tờ báo Mỹ Politico đã đưa ra một số cái tên khác mà đảng Nước Pháp Bất khuất có thể lựa chọn thay thế ông Melenchon bao gồm điều phối viên Manuel Bompard hay lãnh đạo của đảng này tại Quốc hội Pháp là bà Mathilde Panot.

Ngay khi chúng tôi lên nắm quyền, chúng tôi sẽ quyết định các biện pháp đóng băng giá cả về lương thực và năng lượng để khôi phục sức mua cho người dân Pháp.

Chúng tôi cũng sẽ hành động ngay lập tức để thiết lập vị thế cho Pháp trên trường quốc tế, bằng cách hỗ trợ Ukraine, tìm kiếm các biện pháp để giải quyết xung đột ở Gaza.

Ông Manuel Bompard - thành viên đảng Nước Pháp Bất khuất.

Đối thủ cạnh tranh chiếc ghế Thủ tướng với đảng Nước Pháp Bất khuất có thể đến từ đảng Xã hội Pháp. Mặc dù đạt thành tích rất nhỏ nhoi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, nhưng từ đó đến nay, đảng này đã từng bước khẳng định tên tuổi, đỉnh điểm là kết quả tích cực trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu với gần 14% số phiếu bầu, đứng đầu trong số các lực lượng cánh tả.

Trong vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Pháp, đảng Xã hội dù có ít nghị sĩ hơn đảng Nước Pháp Bất khuất, nhưng đã tăng cường sự hiện diện của họ trong Quốc hội. Theo các nhà phân tích, đảng Xã hội Pháp có thể nhận được sự hỗ trợ từ đảng Sinh thái trong nỗ lực ngăn chặn đảng Nước Pháp Bất khuất nắm quyền kiểm soát.

Các ứng cử viên tiềm năng có thể đến từ thế hệ các nhà dân chủ xã hội mới, bao gồm lãnh đạo đảng Xã hội - ông Olivier Faure, hoặc nghị sĩ Nghị viện châu Âu Raphael Glucksmann. Ngoài ra, không loại trừ khả năng cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng có thể nhập cuộc.

Lãnh đạo Đảng Xã hội Olivier Faure. Ảnh: AFP.

Hiến pháp của Cộng hòa Pháp quy định rằng tổng thống có quyền lựa chọn thủ tướng mà không cần tham vấn hoặc có sự nhất trí của các nghị sĩ. Dù vậy để có được sự ủng hộ và tránh các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khi đưa ra các quyết sách hay dự luật, thủ tướng cần có sự hậu thuẫn của đa số tại Quốc hội.

Điện Elysee cho biết Tổng thống Emmanuel Macron sẽ chờ đợi cơ cấu của Quốc hội mới và liên minh đa số mới được hình thành để xác định người sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Hiện Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã nộp đơn xin từ chức và tuyên bố sẽ thực hiện chức trách tới khi nào cần thiết.

Kịch bản cộng sinh chính trị khó khăn

Có thể thấy nước Pháp đang phải đối mặt với tình thế chưa từng có thời kỳ nền Cộng hoà đệ ngũ vì những chia rẽ chính trị dẫn đến việc không chính đảng nào giành được đa số tại Quốc hội để tự đứng ra thành lập chính phủ.

Đáng chú ý, ba khối lớn trong Quốc hội Pháp không chỉ khác biệt về đường lối và truyền thống làm việc, mà còn bởi có số ghế không chênh lệch nhau quá nhiều. Các yếu tố này được dự báo sẽ khiến quá trình thành lập chính phủ mới kéo dài, thậm chí làm tê liệt cả nước Pháp.

Các nhà phân tích chính trị đã cảnh báo về một số kịch bản chính trị có thể xảy ra sau kết quả vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp.

Với số ghế đạt được ít hơn nhiều so với kỳ bầu cử trước, phe đa số của Tổng thống Macron đã chính thức trở thành phe thiểu số. Nhiệm vụ cấp bách của Tổng thống Macron là phải nhanh chóng quên đi thất bại này do chính mình gây ra để giải quyết một bài toán hóc búa là kế hoạch “cộng sinh chính trị” như thế nào trong những tháng tới.

Cho đến nay, giới quan sát vẫn chưa biết Tổng thống Macron sẽ lựa chọn giải pháp nào, nhưng chắc chắn rằng mọi kịch bản đều không dễ dàng đối với ông.

Phe đa số của Tổng thống Macron đã chính thức trở thành phe thiểu số. Ảnh: L'Express.

Theo giới quan sát, một trong những kịch bản tiềm năng nhất là thành lập một “chính phủ cầu vồng”, gồm nhiều sắc thái chính trị như thường thấy tại Bỉ, trên cơ sở một Quốc hội đa nguyên.

Tổng thống Macron có thể chỉ định một nhân vật đủ uy tín, trong trường hợp này là người của cánh tả, đứng ra xây dựng một liên minh giữ đa số tuyệt đối, với sự góp mặt của “một phần cánh tả, một phần cánh hữu và các đại biểu thuộc phe của Tổng thống”.

Nhưng giải pháp tình thế này không dễ trở thành hiện thực do sẽ vấp phải sự phản đối của đảng cánh tả Nước Pháp Bất khuất và đảng Sinh thái.

Đánh giá tình thế hiện nay, ông Jean - Luc Melenchon cho rằng: “Thất bại của phe Tổng thống Macron là không thể thay đổi và ông ấy không thể lảng tránh bằng mọi cách. Thủ tướng phải ra đi và có nghĩa vụ kêu gọi Mặt trận Bình dân Mới điều hành chính phủ. Và Mặt trận Bình dân Mới sẽ áp dụng toàn bộ chương trình nghị sự của mình”.

Một trong những điều kiện tham gia bất cứ liên minh nào của đảng Nước Pháp Bất khuất và đảng Xã hội Pháp là phải giữ nguyên chương trình hành động của Mặt trận Bình dân Mới, trong đó có việc bãi bỏ cải cách hưu trí mà Tổng thống Macron đã phải rất khó khăn mới đạt được năm 2023.

Nếu mục tiêu thành lập “chính phủ cầu vồng” như ý tưởng của Tổng thống Macron không thể trở thành hiện thực, ông có thể nghĩ tới việc thành lập một chính phủ kỹ trị như một phương án tối thiểu. Đó sẽ là một nhóm gồm các học giả, chuyên gia và công chức cấp cao, không liên quan đến bất kỳ đảng phái chính trị nào, làm việc dưới sự điều hành của một nhân vật được đề cử vào Phủ Thủ tướng theo nguyên tắc đồng thuận, giống như một chính phủ tại Italia năm 2021 – 2022 do cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi lãnh đạo.

Các bộ trưởng trong chính phủ kỹ trị sẽ được quyền bỏ phiếu về ngân sách. Tuy nhiên, với một chính phủ kỹ trị, Tổng thống Macron sẽ phải chấp nhận từ bỏ các tham vọng cải cách mà ông muốn hoàn thành trong phần còn lại của nhiệm kỳ thứ hai, mà nổi bật là dự án cải cách hưu trí và Luật nhập cư.

Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai tại điểm bầu cử ở Etaples, Pháp, ngày 7/7/2024. Ảnh: Getty Images/ TTXVN.

Như vậy, theo các nhà quan sát, nhiều khả năng Tổng thống Macron sẽ lựa chọn chung sống với một phần cánh tả, gồm các đại biểu của đảng Xã hội, đảng Sinh thái và có thể cả các đại biểu của đảng Cộng sản vì đảng Nước Pháp Bất khuất đã loại trừ mọi ý tưởng làm việc với ông.

Trong trường hợp này, Thủ tướng tiếp theo sẽ là người thuộc cánh tả, nhưng với điều kiện Mặt trận Bình dân Mới cần tìm ra một chính trị gia có cá tính đủ mạnh để tập hợp được phe trung dung và cánh hữu lại với nhau.

Thất bại bất ngờ của đảng Tập hợp Quốc gia và các đồng minh đã giúp Tổng thống Emmanel Macron loại trừ được kịch bản tồi tệ nhất, đó là việc phe cực hữu của bà Le Pen giành chiến thắng. Nhưng việc phải chung sống với cánh tả cũng là điều trớ trêu đối với Tổng thống Macron để theo đuổi chương trình nghị sự chính trị trong ba năm còn lại của nhiệm kỳ.

Theo kế hoạch, phiên họp đầu tiên của Quốc hội Pháp khóa mới sẽ diễn ra vào ngày 18/7 tới, và quyết định đang nằm trong tay nhà lãnh đạo Pháp.

User
Ý KIẾN

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hôm 12/9 đã chốt danh sách ứng cử viên tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng này, với số ứng cử viên cao kỷ lục là 9 người. Theo quy định, Chủ tịch mới của LDP, đảng nắm đa số ghế tại Quốc hội, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida từ chức. Với 9 ứng viên tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới của LDP được dự báo sẽ vô cùng gay cấn.

Bão, lũ đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão Yagi thì người dân nước Mỹ lại đang gấp rút gia cố nhà cửa để đón bão Francine và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi khô cằn lại bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Trong 24 giờ qua, Kiev thiệt hại 810 binh sĩ trong các trận giao tranh với quân thuộc nhóm quân Yug (phía Nam) của Nga. Nhóm này cũng đã phá hủy một kho đạn dược và hai xe bọc thép của Ukraine.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Theo WHO, lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên được gửi tới Cộng hòa Dân chủ Congo là một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 4/9 đã bắt đầu chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 là sự kiện tạo nền tảng quan trọng để Nga thúc đẩy chính sách hướng Đông được Nga đề ra từ hơn một thập kỷ trước, trên cơ sở xác định thế kỷ XXI là “thế kỷ của châu Á”.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Hãng thông tấn Nga TASS trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tới 400 người và 12 xe bọc thép trong ngày qua tại Khu vực Kursk. Tổng số quân Ukraine thiệt mạng kể từ khi giao tranh bắt đầu ở khu vực này là hơn 9.300. Không quân Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 địa phương ở Khu vực Sumy trong ngày.

Chiến sự leo thang ở Trung Đông đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bên cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Chiến dịch quân sự tàn khốc của Israel vào Gaza đã cướp đi sinh mạng hơn 40.000 người, gây sự phẫn nộ của quốc tế. Đến nay, ngọn lửa bạo lực đã lan sang Bờ Tây.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 29/8 đã đưa ra lời giải thích lý do tại sao bà thay đổi một số lập trường của mình về vấn đề khai thác khí đá phiến và nhập cư. Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN, bà Harris nói rằng các giá trị của bà không thay đổi, nhưng thời gian làm Phó Tổng thống đã mang đến góc nhìn mới về một số vấn đề cấp bách nhất của đất nước.

Trả lời phỏng vấn của Đài CNN, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết việc giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và củng cố tầng lớp trung lưu sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà trong ngày đầu tiên đắc cử Tổng thống.

Tỉ phú Pavel Durov, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát, tập trung vào việc Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt khiến nền tảng này có thể được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp.

Pavel Valerievich Durov, một công dân đa quốc tịch, người vừa bị cảnh sát Pháp bắt giam với cáo buộc vi phạm pháp luật nước này hiện đang sở hữu khối tài sản hơn 15,5 tỷ đô la Mỹ và có tới hơn 100 người con ruột tại 12 quốc gia.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Khu vực Trung Đông hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Ngày 25/8 đã chứng kiến cuộc giao tranh lớn nhất trong 11 tháng qua giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Liban, khi Hezbollah phóng hơn 300 quả tên lửa vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel.

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và là một trong những quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn lợi ích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Các cuộc điều tra cho thấy số người ủng hộ bà Harris đang vượt trội so với ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Hy Lạp đang đối mặt với một số thách thức từ cuộc khủng hoảng nước, cháy rừng cho đến dịch bệnh, đòi hỏi Athen phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.

Ngành du lịch Trung Quốc đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua chiến lược "Made in China 2025", Trung Quốc kỳ vọng trở thành một cường quốc chế tạo hàng đầu của thế giới.

Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trên mọi lĩnh vực, hướng tới một nền kinh tế phát triển chất lượng cao và bền vững.

Trong thời đại bùng nổ dân số như ngày nay, tình trạng thiếu lương thực đã trở thành vấn đề nan giải của hầu hết các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Việc tìm nguồn thực phẩm bổ sung và thay thế là vấn đề cấp bách. Cơ quan Thực phẩm Singapore vừa phê duyệt 16 loài côn trùng có thể dùng làm thực phẩm cho con người.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa trải qua một tuần rất nóng với những diễn biến mới. Trong đó có việc bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ, ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã quyết định chọn ông Tim Walz làm liên danh tranh cử.

Indonesia những năm gần đây đang nhanh chóng nổi lên như một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và triển vọng. Vị trí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng lực lượng lao động trẻ và chất lượng cao được xem là chìa khóa cho sự vươn mình của nước này.

Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên, dữ dội và kéo dài hơn trên toàn cầu. Theo Liên hợp quốc, tác động của nắng nóng thường ít được nhìn thấy hơn bão hoặc lũ lụt, nhưng lại gây chết người nhiều hơn.

Các nhà lãnh đạo Iran cùng các nhóm được Iran hậu thuẫn, hay còn gọi là “trục kháng chiến” tuyên bố sẽ trả đũa Israel một cách mạnh mẽ, đẩy Trung Đông trên bờ vực chiến tranh toàn diện. Hiện Iran sẽ tấn công khi nào và với kịch bản như thế nào đang trở thành vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.

Tốc độ tiến công gần đây của Nga trái ngược hoàn toàn với những thành quả chậm nhưng ổn định mà Moscow đạt được từ đầu năm đến nay ở mặt trận Donetsk. Điều này đang đặt Ukraine vào tình thế đáng lo ngại.

Bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu của di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế để phát triển bền vững.

Hiện nay, Israel đang bị quy trách nhiệm thực hiện cả hai vụ ám sát. Những diễn biến mới đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực vốn đã bất ổn, khi căng thẳng giữa Israel với Hamas, Hezbollah và Iran bị đẩy lên một nấc thang mới, đồng thời đặt câu hỏi rằng liệu Israel có phải một nhà nước hiếu chiến?

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, những lợi thế mà cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa có được trước Tổng thống Biden hầu như đã thay đổi trong cuộc đua mới với bà Harris, sau khi bà Harris nhận được một loạt sự ủng hộ của các đảng viên đảng Dân chủ và nhận được số tiền ủng hộ cao kỷ lục.

Ukraine đang đối mặt với thách thức kép khi phải đối mặt đồng thời với tình thế bất lợi ở tiền tuyến và sự bất ổn về mức độ hỗ trợ trong tương lai của các đồng minh thân cận nhất.

Sau khi trải qua tháng 6 nóng kỷ lục từ trước đến nay, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, lại tiếp tục trải qua những ngày tháng 7 nóng nhất từng được ghi nhận.

Ấn Độ đang trên đà trở thành một cường quốc kinh tế của thế kỷ XXI, có thể vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.

Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và giấc mơ chinh phục không gian, con người đã có thể bước đi trên Mặt Trăng và giờ đây những mẫu vật ở phần xa nhất của hành tinh này cũng đã được tàu vũ trụ mang trở về Trái Đất để nghiên cứu.

Olympic Paris 2024 đánh dấu sự trở lại của Thế vận hội mùa hè tại nước Pháp sau 100 năm tính từ lần đăng cai tổ chức trước đó.

Thông báo rút lui của ông Joe Biden là bước ngoặt mới nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, diễn ra chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania. Đây được xem là một diễn biến cực kỳ bất ngờ vào những tháng gần kề cuộc bầu cử tổng thống, không giống với bất kỳ cuộc đua nào trong lịch sử nước Mỹ.

Nhìn chung, giới trẻ ngày nay đang gặp nhiều thách thức phức tạp hơn. Áp lực học tập, công việc, căng thẳng từ các mối quan hệ và gia đình khiến giới trẻ thường xuyên phải đối mặt với trạng thái mệt mỏi, lo âu, thậm chí là trầm cảm.

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX diễn ra trong các ngày từ 15 – 18/7 đã thông qua quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc.

Hungary mở màn cương vị Chủ tịch luân phiên EU với một nhiệm vụ gai góc, đó là sứ mệnh hòa bình cho Ukraine. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) cáo buộc Hungary có hành vi lạm quyền, đi ngược lại các chủ trương của EU, đồng thời phát động việc tẩy chay một phần hoạt động trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của nước này.