Bộ GD&ĐT hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã rất nỗ lực, triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đó là ghi nhận của ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại buổi làm việc của Ủy ban với Bộ GD&ĐT về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, dự kiến chương trình công tác năm 2024; tình hình phân bổ quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Buổi làm việc diễn ra vào chiều 8/10.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ GD&ĐT đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, phương hướng triển khai kế hoạch năm học 2023-2024. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai năm học 2022-2023 hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương;

Công tác quản trị nhà trường tiếp tục được đổi mới theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch. Toàn ngành đã chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD&ĐT. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Ngoài ra, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cũng trong năm học 2022-2023, Bộ GD&Đ tiếp tục triển khai quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, tăng cường hội nhập quốc tế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua và tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Tiếp tục 'mở đường' cho giáo dục phát triển

Về phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT xác định sẽ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành; Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; có giải pháp hiệu quả để thu hút các nguồn lực hợp pháp để đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục thể chất, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học; quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, truyền thông giáo dục...

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục phổ thông, tự chủ đại học, kiểm định chất lượng giáo dục, công tác phân luồng trong giáo dục, vấn đề tài chính giáo dục...

Bộ GD&ĐT mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ Bộ trong việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo, nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những bất cập trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo hiện nay; sửa Luật Giáo dục đại học để mở đường cho giáo dục đại học tiếp tục phát triển. Qua đó, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ với những khó khăn của ngành giáo dục về tình trạng thiếu giáo viên; chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu...

Ông Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận Bộ GD&ĐT đã rất nỗ lực, triển khai đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Tổng hợp

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có kết luận thanh tra về việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH British Council (Hội đồng Anh) Việt Nam.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.