Yêu cầu giờ học chính khoá không được dạy liên kết

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tuyệt đối không chèn giờ dạy liên kết vào chính khóa, nếu lớp đó không đủ 100% học sinh tự nguyện tham gia.

Ngày 5/10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023-2024 với sự tham dự của các lãnh đạo các Phòng GD&ĐT và các trường trực thuộc tại hơn 200 điểm cầu trên toàn thành phố.

Một trong những nội dung được quan tâm là việc giải quyết những bức xúc của phụ huynh học sinh liên quan đến việc một số nhà trường cố tình chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào giờ học chính khóa.

Ông Đào Tân Lý - Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: Đầu năm học, Sở đã tổ chức hội nghị triển khai năm học cấp tiểu học, các phòng GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

Ông Đào Tân Lý phát biểu tại hội nghị. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Chương trình năm học 2023-2024 đã triển khai 4 tuần, cơ bản diễn ra thuận lợi. Việc tổ chức triển khai giáo dục STEM đại trà tại tất cả các cơ sở giáo dục, Sở đã tổ chức tập huấn cho các quận huyện, triển khai diện rộng. Cùng với đó, Sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề dạy học.

Liên quan đến việc phụ huynh học sinh phản ánh nhiều trường học chèn hoạt động dạy liên kết vào giờ học chính khóa, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường sắp xếp thời khóa biểu phải đảm bảo khoa học, không được xếp tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa xen vào giờ chính khóa nếu lớp học không đủ 100% học sinh tự nguyện đăng ký tham gia.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hiện nay, chương trình chính khóa với lớp 1, lớp 2 là 25 tiết/tuần; lớp 3 là 28 tiết/tuần; lớp 4, lớp 5 là 30 tiết/tuần. Định mức giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần. Mỗi tiết học của học sinh tiểu học không quá 35 phút.

Ảnh minh họa. Nguồn: giaoducthoidai.vn

Các tiết học chính khóa bắt buộc nhà trường phải thực hiện, không được cắt xén, giảm bớt. Nhà trường phải phân công giáo viên thực hiện đủ định mức tiết dạy. Khi đã thực hiện đầy đủ theo chương trình, đủ định mức của giáo viên, còn thời gian trống mới tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT quán triệt tới từng nhà trường yêu cầu việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo tinh thần tự nguyện. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm khảo sát, tổng hợp nhu cầu tham gia hoạt động ngoài giờ chính khóa, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Các trường có thể đưa ra nhiều nội dung, nhiều chương trình nhưng không để học sinh chọn tất cả nội dung đó. Nhà trường nên khuyến cáo học sinh chọn từ 1-2 nội dung để bảo đảm vừa sức, không gây áp lực cho học sinh và gây khó khăn cho phụ huynh học sinh.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có kết luận thanh tra về việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH British Council (Hội đồng Anh) Việt Nam.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.