Bún thang - tinh hoa ẩm thực Hà Thành
Theo nhà báo Vĩnh Quyên, tên gọi "bún thang" là ý nhấn mạnh vào phần nước dùng. “Thang” trong theo tiếng Hán – Nôm có nghĩa là canh. "Bún thang" tức là bún canh, nhấn mạnh phần “thang” - phần chính tạo nên linh hồn đặc trưng của bún.
Để tạo nên một bát bún thang hoàn hảo theo công thức gần 100 năm, người nấu phải chuẩn bị khoảng 30 loại nguyên liệu khác nhau. Điều này đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, con mắt thẩm mỹ tinh tế trong việc sắp xếp màu sắc và hương vị, cũng như vị giác cầu kỳ để cân bằng các thành phần. Chính sự cầu kỳ và tinh tế này đã biến bún thang trở thành một món ăn đặc biệt, thể hiện đẳng cấp ẩm thực của người Hà Nội.
Nhà báo Vĩnh Quyên chia sẻ: "Bún thang là món ăn đòi hỏi sự chuẩn bị rất lâu, từ nguyên liệu cho đến sơ chế, kỹ thuật nấu rất cẩn thận và tinh tế. Món bún thang có khoảng gần 30 nguyên liệu. Vì vậy, cần phải chuẩn bị rất kỹ càng".
Nhịp sống hối hả, hiện đại khiến cách nấu bún thang cầu kỳ trở nên xa xỉ, bởi sự đầu tư về mặt thời gian. Những người thưởng thức cũng do đó mà khó có cơ hội thưởng thức một tô bún thang đúng điệu.
"Bún thang mà chúng ta đang thấy ở rất nhiều hàng quán đa phần đã có sự thay đổi khá nhiều về thành phần, cách trình bày và nguyên liệu. Món bún thang bị lai sang phở rất nhiều", nhà báo Vĩnh Quyên cho hay.
Chị Nguyễn Thúy Nguyên (quận Ba Đình) thường hay nấu bún thang cho mọi người trong gia đình mỗi khi có thời gian, chia sẻ rằng: "Tôi thường nấu món này khi có đông đủ mọi người trong gia đình vì sự đầu tư rất công phu. Bún thang là một trong những cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Hà Thành. Ngày trước, khi ở bên nước ngoài, tôi cũng thường nấu món này để mời bạn bè, hàng xóm".
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
0