Các chương trình đặc biệt trên sóng Đài Hà Nội 30 Tết

Hà Nội sáng 30 Tết có gì khác so với Hà Nội mà chúng ta thường thấy? Nhìn lại các lĩnh vực linh tế, chính trị, ngoại giao của thủ đô và đất nước; Những câu chuyện tại bến xe, sân ga chiều cuối năm; Đến thăm nhà các nghệ sĩ Việt,… Tất cả sẽ đều có trong “món quà Xuân” đặc biệt mà Đài Hà Nội muốn dành tặng tới khán giả Thủ đô và cả nước trong ngày cuối năm.

Ngày cuối cùng của năm Quý Mão, bên cạnh các thông tin được cập nhật hằng ngày, Đài Hà Nội sẽ gửi đến khán giả một chương trình đặc biệt mang tên “Tết Hà Nội” Xuân Giáp Thìn 2024. Chương trình được truyền hình trực tiếp với 3 khung giờ, từ 8h00 – 11h30, từ 15h00-17h00, từ 20h00 – 24h00.

Trong chương trình “Hà Nội sáng 30”, các phóng viên của Đài Hà Nội sẽ có mặt tại Hồ Gươm, chợ hoa Hàng Lược, suối Yến - chùa Hương, làng cổ Đường Lâm,… để giúp khán giả cảm nhận được không khí Tết của Thủ đô.

Không khí Tết tại làng cổ Đường Lâm

Tết Nguyên đán năm nay, các phương tiện vận tải công cộng vẫn hoạt động xuyên Tết để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. Trong buổi sáng cuối năm, các khán giả sẽ cùng phóng viên trải nghiệm cảm giác đi tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông cũng như tham quan một số địa điểm du lịch bằng xe buýt công cộng để thấy một Hà Nội rất khác.

Nơi tất bật, náo nhiệt nhất trong sáng 30 Tết phải kể đến các chợ truyền thống. Mặc dù giờ đây chợ họp quanh năm, thậm chí mùng 2 Tết đã lại có chợ nhưng việc đi chợ vào sớm 30 vẫn là thói quen của phần đông các bà nội trợ. Không khí nhộn nhịp, náo nhiệt này sẽ được Đài Hà Nội ghi nhận trực tiếp tại chợ truyền thống Xuân La.

Không khí sôi động không chỉ diễn ra ở các điểm mua sắm mà còn cả ở những khu vực vui chơi. Trong ngày 30 Tết, nhiều người chọn không gian café xinh xắn hay điểm check in trên phố cổ để lưu lại những khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ với người thân, bạn bè. Không khí tại những địa điểm này cũng sẽ được chúng tôi truyền hình trực tiếp đến khán giả.

Trong thời khắc giao thoa năm cũ - năm mới, cỗ xôi con gà là lễ vật gia đình Việt nào cũng dâng cúng. Để chuẩn bị cho tục lệ này, gà lễ ,xôi cũng là những mặt hàng đắt khách nhất trong ngày 30. Làng nghề Phú Thượng nổi tiếng với các loại xôi sẽ là địa điểm tiếp theo trong “Tết Hà Nội” mà khán giả được đến thăm.

Trải qua năm tháng, vị Tết nay đã đôi phần đổi thay so với Tết xưa. Trong khung giờ thứ 2 của “Tết Hà Nội” (từ 15h00-17h00), các chuyên mục “Nhớ về Tết xưa”, “Tết trong tâm trí người Việt” sẽ đưa khán giả của Đài Hà Nội hoài niệm về không khí Tết của những tháng ngày xa xôi đó.

Hà Nội chiều 30 Tết, không khí chào xuân mới rộn rã trên khắp phố phường. Dòng xe cộ cũng dần thưa vắng hơn và đường phố cũng thông thoáng hơn thường nhật. Nhưng đâu đó tại các bến xe, nhà ga, không khí vẫn còn tấp nập. Nhiều người vì những lý do khác nhau, đến chiều 30 Tết mới được trở về quê đón Tết cùng gia đình. Những chuyến xe cuối năm, dẫu êm ái hay nhọc nhằn, thong dong hay hối hả, những chặng đường dù gần hay xa, đều đong đầy khao khát trở về, nhớ nhung khắc khoải và có cùng điểm đến là “nhà”. Không khí tại bến xe Mỹ Đình, ga Hà Nội và sân bay Nội Bài chiều cuối năm sẽ được Đài Hà Nội trực tiếp trong chuyên mục “Chuyến xe cuối cùng” lúc 17h00 – 17h30p.

Trong khung giờ thứ 3 (từ 20h00 – 24h00), chúng ta sẽ cùng dành thời gian nhìn lại các lĩnh vực Kinh tế, chính trị, ngoại giao của Thủ đô và đất nước trong năm qua, thông qua Tọa đàm cùng khách mời: GS.TS Vũ Minh Giang, TS Vũ Đình Ánh, Thứ trưởng Lê Thu Hằng.

Các câu chuyện về kinh tế, chính trị, ngoại giao của Thủ đô và đất nước trong năm qua sẽ được các chuyên gia chia sẻ

Trước thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, hàng vạn người dân, du khách háo hức chờ đón khoảnh khắc này cùng với 1 sự kiện đặc biệt. Đó là màn trình diễn ánh sáng độc đáo lần đầu tiên tại Hà Nội với hơn 2000 drone ligh. Đây là màn trình diễn với số lượng drone nhiều kỷ lục tại khu vực Đông Nam Á, được kết hợp cùng âm nhạc được sáng tác riêng bởi nhạc sĩ Quốc Trung. Màn trình diễn này cũng sẽ được Đài Hà Nội truyền hình trực tiếp đến với các khán giả cả nước.

Để không bỏ lỡ bất kỳ nội dung chương trình nào, khán giả đừng quên bật các kênh sóng của Đài Hà Nội vào 30 Tết, hoặc có thể truy cập website hanoionline.vn, ứng dụng Hà Nội ON, các nền tảng số khác của Đài Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.