Chung cư cao cấp tự phong, khách hàng bị lừa dối

"Luxury", "Premier", "Hi-end", "Royal"… là những cụm từ rất quen thuộc thường được gắn kèm với nhiều dự án bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, chung cư cao cấp có thực sự cao cấp như quảng cáo?

 

Chung cư D’Capitale Trần Duy Hưng (Hà Nội) của tập đoàn Tân Hoàng Minh được nhiều môi giới quảng cáo là chung cư cao cấp. Với giá bán dao động trên dưới 60 triệu đồng/m2 cách đây 6 năm, nhiều người hi vọng khi bỏ ra số tiền không hề nhỏ, sẽ được thụ hưởng cuộc sống “đẳng cấp” như giới thiệu. Thế nhưng, khi về ở thì họ mới vỡ lẽ rằng chung cư cao cấp nhưng chất lượng lại không cao. Điển hình như việc hành lang khi xem nhà mẫu là 2,4m, nhưng đến khi nhận nhà, cư dân đo được hành lang chỉ rộng hơn 1,4m.

Chung cư D’Capitale Trần Duy Hưng

Hay như chung cư Hòa Bình Green City (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), vào năm 2018, nhiều cư dân đã phản ánh chủ đầu tư không đảm bảo chất lượng toà nhà. Theo các cư dân, tòa nhà ngày càng xuống cấp, việc bảo hành bảo trì theo hợp đồng chậm chạp, lấn chiếm không gian chung. Chủ đầu tư có lộ trình cắt giảm các tiện ích của dân cư như điều hòa sảnh, điện hành lang, thông gió tầng hầm. Hòa Bình Green City cũng được nhiều môi giới quảng cáo là chung cư cao cấp, đầy đủ tiện nghi.

Chung cư Hòa Bình Green City

Không chỉ riêng hai dự án này, trên thị trường còn rất nhiều dự án gắn mác “cao cấp” khác để thu hút khách hàng, và tăng giá bán. Đặc biệt, trong bối cảnh giá chung cư ảo như hiện nay, thì những dự án này còn được “thổi” lên mức giá "trên trời".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế: “giống như là khách sạn có tiêu chí 1 sao đến 5 sao, ứng với mỗi sao sẽ có các tiêu chí. Nhưng chung cư của chúng ta hiện nay mới chỉ có tên, còn chưa có tiêu chí cụ thể tầm quốc gia và được các cơ quan chức năng phê duyệt như một tiêu chí bắt buộc. Do đó, sự đặt tên, lạm dụng khá là tùy tiện và phổ biến”.

Còn theo ông Bùi Anh Giáp - Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Hệ thống PmaxLand: “những chung cư cao cấp tự phong sẽ khiến cho giá bất động sản trên thị trường có những biến động, loạn giá và gần như đẩy giá bất động sản chung cư tăng cao khiến cho người có thu nhập thấp khó tiếp cận với những chung cư giá phù hợp”.

Bộ Xây dựng đã có hai Thông tư về phân hạng nhà chung cư. Thông tư 14/2008 hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư, xác định nhà chung cư hạng 1 (cao cấp) là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất. Chung cư hạng 1 phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo.

Với Thông tư 31/2016/TT-BXD quy định về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư, nhà chung cư được phân thành ba hạng A, B, C. Trong đó, chung cư hạng A có một số tiêu chí đặc biệt như: hành lang căn hộ rộng tối thiểu 1,8m2; diện tích trung bình tính trên số phòng ngủ tối thiểu 35m2, mật độ xây dựng không quá 45% tổng diện tích; có hai trong những tiện ích như phòng tập gym, sân tennis, sân chơi trẻ em, bể bơi… thuộc tổng thể quy hoạch hoặc dành riêng trong công trình; được trang bị hệ thống camera ở sảnh, hành lang, cầu thang, bãi đỗ xe, kiểm soát ra vào bằng vân tay, thẻ từ, mã điện tử…

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều chủ đầu tư khi xây dựng nhận diện thương hiệu cho dự án đã cố tình gắn những từ cao cấp, siêu sang, hạng sang… vào các tài liệu quảng cáo. Đó là bước đệm để chủ đầu tư có thể đưa ra mức giá bán không phù hợp với chất lượng thực sự của dự án.

Theo Luật sư Trần Thị Loan - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “tại điều 11 của Thông tư 31 năm 2016 của Bộ xây dựng đã quy định là nghiêm cấm hành vi công bố thông tin không đúng sự thật hoặc là trường hợp khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền công nhận về hạng chung cư mà các chủ đầu tư công bố về hạng chung cư này. Tại điều 58, khi đưa thông tin không đúng sự về dự án bất động sản hoặc đầu tư xây dựng nhà ở, sẽ bị phạt từ 100-120 triệu đồng. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật để mở ra cơ chế cho các chủ đầu tư về việc xin phân hạng nhà chung cư tại thời điểm khi mà có thiết kế kĩ thuật đã được phê duyệt rồi, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu hiện nay là xác định giá của căn nhà chung cư”.

Được biết, phần lớn các dự án chung cư cao cấp hay căn hộ hạng sang chưa hề được Sở Xây dựng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới không ít các kiện cáo, tranh cãi giữa cư dân (khách hàng) và chủ đầu tư (đơn vị bán) liên quan đến cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hay dịch vụ.. khi công trình đi vào vận hành. Lúc này chung cư mua với giá hạng A nhưng vào ở thành hạng B.

Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Hoàng Nam – TGĐ Công ty CP G-Home đề xuất: “nên có quy định, ví dụ như từ hạng B trở nên mới được gọi là chung cư cao cấp và bắt buộc chung cư nếu muốn sử dụng tên gọi chung cư cao cấp thì cần phải xếp hạng và tiêu chí xếp hạng cũng hết sức rõ ràng”.

Cần có những quy định cụ thể hơn, chế tài nghiêm khắc hơn để xử lí hành vi chủ đầu tư tự phong hạng nhà chung cư.  Trước mắt, khi chưa có các văn bản pháp luật cụ thể, người mua cần cân nhắc lựa chọn đối với các dự án được quảng cáo là cao cấp. Dự án cao cấp phải có vị trí tại các quận trung tâm, giao thông kết nối thuận tiện với các tuyến đường lớn, trọng điểm; có hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích dịch vụ đồng bộ hiện đại, chất lượng quản lý vận hành đẳng cấp, được các thương hiệu quản lý tầm cỡ thế giới thực hiện. Quan trọng nhất, dự án được các chủ đầu tư uy tín đầu tư xây dựng.

Tốt nhất, trong thời điểm giá ảo như hiện nay, nên tạm hoãn kế hoạch mua nhà, không nên mua vào thời điểm này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.