Cỗ chay Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt, mà còn là dịp để nhiều gia đình sum vầy bên mâm cỗ chay, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Với nhiều người Hà Nội, việc chuẩn bị mâm cỗ chay vào ngày Rằm tháng Giêng đã trở thành một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tại gia đình anh Nguyễn Phi Long ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Rằm tháng Giêng nào cũng vậy, ngay từ sáng sớm, anh Long đã đi chợ mua các loại rau củ quả để kịp về nhà cùng vợ con chuẩn bị mâm cỗ chay cúng tổ tiên.

Anh Nguyễn Phi Long chia sẻ: “Làm mâm cỗ chay cho Rằm tháng Giêng là một thói quen lâu đời của nhà tôi. Công việc chuẩn bị mâm cỗ chay cũng không vất vả, phức tạp vì các món ăn đều rất dân dã. Ngày nay, có rất nhiều gia vị để nấu món ăn chay nên việc nấu rất nhanh, tiện lợi".

Những món ăn thanh đạm nhưng đầy đủ màu sắc, hương vị được bày biện chu đáo, vừa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, vừa mang ý nghĩa khởi đầu một năm an lành. Với anh Long, đây không chỉ là một thói quen mà còn là cách để gia đình quây quần, cùng nhau giữ gìn phong tục ngày Rằm.

Dịp lễ Rằm tháng Giêng, nhà bà Thúy - một gia đình có truyền thống làm cỗ chay lâu đời ở Hà Nội - cũng bận rộn hơn hẳn. Số lượng khách đặt các món chay cúng Rằm tháng Giêng tăng hơn nhiều so với những ngày lễ khác trong năm.

Các món chay của nhà bà Thúy thường được chế biến từ bột mì, các loại đậu, rau củ quả, nấm và gia vị... nhưng được làm theo hình dáng và hương vị giống như món ăn mặn, giúp người ăn chay cảm nhận như đang thưởng thức những món ăn hàng ngày.

Bà Nguyễn Thị Thúy (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) cho biết: “Khi tôi bắt đầu ăn chay thì thấy bản thân có sự thay đổi hoàn toàn. Từ đó, tôi quyết định theo việc ăn chay”.

Như mọi năm, quán cỗ chay nhà bà Thúy không chỉ tất bật giao cỗ đi khắp nơi mà còn đón những vị khách quen thuộc. Ông Gắng, một khách hàng lâu năm, hôm nay lại ghé qua quán chay cùng với những đứa cháu của mình.

Ông Nguyễn Đình Gắng (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) cho hay: “Tôi thấy việc ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Trước đây tôi từng ăn mặn, những từ ngày ăn chay, tôi cảm thấy sức khỏe tốt lên”.

Dù tự tay nấu tại nhà hay đặt từ những người thợ lành nghề, mâm cỗ chay ngày Rằm tháng Giêng vẫn luôn mang ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ đơn thuần là bữa ăn, đó còn là sự tĩnh lặng, thành kính và mong ước một năm mới trọn vẹn, bình an.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.

Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.