Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của lòng tự hào
Cột cờ Hà Nội được bắt đầu xây dựng vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là một trong những số ít công trình hiếm hoi của Hà Nội thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền thực dân Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897.
Cột cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m; cao hơn 3m có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ "Nghênh Húc" tức là đón ánh sáng ban mai, cửa Tây với hai chữ "Hồi Quang" nghĩa là ánh sáng phản chiếu, cửa Nam với hai chữ "Hướng Minh" tức là hướng về ánh sáng và cửa Bắc không có chữ đề.
Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m, cao hơn 5m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột cờ, cao trên 18m; hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng và thông hơi bằng 39 lỗ hình dẻ quạt.
Đỉnh Cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Toàn bộ Cột cờ cao hơn 33m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m.
Mỗi một thời kì, Cột cờ lại có vai trò khác nhau. Dưới thời nhà Nguyễn, Cột cờ có vai trò là vọng canh vì từ trên đỉnh của Cột cờ có thể quan sát một vùng khá rộng lớn cả trong và ngoài khu thành cổ theo trục Bắc - Nam.
Cách đây 70 năm, sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của hàng vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến. Từ đây, Thủ đô sạch bóng quân thù. Hà Nội bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng.
Cột cờ Hà Nội đến nay đã hơn 200 năm tuổi, được tu sửa lại nhiều lần nhưng vẫn giữ được hầu hết hiện trạng ban đầu. Giờ đây, Cột cờ đã trở thành điểm tham quan không chỉ của người dân Thủ đô mà của nhân dân cả nước và du khách nước ngoài. Vì những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là "Di tích lịch sử văn hóa quốc gia".
Tối 26/12, tại Quảng trường trung tâm hành chính, huyện Mê Linh đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 và Hội chợ Xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H2 Truyền hình Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Từ ngày 01/01/2025, phí tham quan tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tăng từ 70.000 đồng/người/lượt lên 100.000 đồng/người/lượt. Giá vé này áp dụng chung cho du khách Việt Nam và quốc tế.
0