Đặc sắc tục ‘Pây tái’ sêu tết mẹ vợ của người Tày

Với người Tày, ngày rằm tháng Bảy (âm lịch) còn được gọi bằng một cái tên khác là Tết “Pây tái” hoặc “chầu tái”.

Rằm tháng 7 là một trong những lễ tết lớn của người Tày Bắc Kạn. Là ăn rằm, nhưng người Tày nơi đây lại ăn vào ngày 14 (âm lịch) chứ không phải 15.

Sở dĩ người Tày ăn rằm vào ngày 14 hay còn gọi là chin slíp slí bởi ý nghĩa đặc biệt của lễ tết độc đáo này. Chin slíp slí còn được hiểu là Tết mẹ vợ, là ngày mà các chàng rể báo hiếu người đã có công sinh thành, dưỡng dục vợ của mình.

Ông Đồng Văn Tuyên cùng vợ và các con chuẩn bị bánh trái, đặc biệt không thể thiếu "pẻng tải" để "Pây tái". Ảnh: Báo Bắc Kạn.

Vào ngày 14/7 (âm lịch) hằng năm, khi trời còn chưa kịp sáng, các chàng rể người Tày ở Bắc Kạn đã rục rịch chuẩn bị bánh trái, hoa quả và đôi vịt béo mang đến nhà bố mẹ vợ. Những công việc thường nhật từ nấu nướng, làm bún hay thậm chí đan lồng nhốt vịt cũng được những chàng rể Tày tự tay làm lấy.

Theo tín niệm văn hóa Tày, số chẵn biểu thị cho số âm, tương ứng với người phụ nữ. Người Tày Bắc Kạn chọn ngày 14 để ăn rằm bởi đó là ngày chẵn và cũng là ngày sát với ngày rằm hơn cả.

"Pây tái" là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Tày Bắc Kạn. Ảnh: Báo Bắc Kạn.

Anh Đồng Văn Tuyên, ở thôn Bản Tưn, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chia sẻ: “Đối với người Tày Bắc Kạn, với ngày rằm tháng 7, chúng tôi chuẩn bị bánh trái, vịt, hoa quả thăm gia đình bố mẹ vợ, mục đích cảm ơn bố mẹ vợ chăm sóc vợ của mình”.

Niềm vui của bà ngoại khi đón con cháu về thăm. Ảnh: Báo Bắc Kạn.

Những thứ được người Tày cho là mang tính âm có thể kể đến cái quây, cái sọt, con sông, con suối. Và con vật không thể thiếu để Pây tái (đi Tết mẹ vợ) của những chàng rể người Tày là con vịt chứ không phải con gà, bởi thuộc tính bơi lội, kiếm ăn ở dưới nước của con vật này đại diện cho tính âm. Chính bởi điều đó mà con vịt được lựa chọn để làm quà biếu mẹ vợ trong ngày lễ tết đặc sắc này của người Tày.

Chọn ra một ngày để báo hiếu mẹ vợ là cách mà người Tày giáo dục con cái về công lao của những người vợ, người mẹ trong cộng đồng. Pây tái được người Tày Bắc Kạn gìn giữ, duy trì và trở thành một mỹ tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa Tày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.