Lệ làng

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng.

Nắng ở Thủ đô gay gắt, đạt ngưỡng 39 độ C. Giữa ồn ào xe cộ và bụi bặm thì thời tiết này quả là quá sức chịu đựng với một nhà văn già. Từ chối lời mời đi xuống biển hay lên Tam Đảo, ông tìm về tá túc tại nhà ông bạn làm công tác nghiên cứu văn học dân gian ở một làng quê heo hút vùng trung du. Làng có tên là Làng Rền, một khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nơi có những ngôi mộ táng đã hai nghìn năm tuổi.

Không khí ở đây thật trong lành. Giữa trưa hè nóng nực, hai ông bạn không ngồi quạt điện trong nhà mà kéo nhau bắc ghế ngồi ngay dưới rặng tre sát đường làng. Phía trước mặt là quả đồi thấp, lao xao tiếng gió khua trên tàu lá cọ. Một vạt xanh mỡ của lá sắn non, kẻ từng hàng đều đặn trên đất đỏ. Mặt hồ rộng khẽ gợn sóng, uể oải mấy tăm cá đớp bóng.

Ảnh minh họa: Vnexpress

Phe phẩy chiếc quạt lá cọ, cảm nhận làn gió trời tinh khiết ve vuốt khắp cơ thể, ông nhà văn lim dim mắt tận hưởng. Bỗng ông mở choàng mắt reo lên: "Tiếng chim cu gáy. Nó gù gần đây". Ông bạn người làng cười mỉm: "Lão chuyên viết về thành phố toàn tả những cảnh salon, mỹ phẩm, tiệc tùng, nên thấy lạ. Chim cu gáy ở đây còn nhiều, nó làm tổ trên mấy cây cọ kia".

Ấm nước vối để nguội ngọt chát. Uống nước lá vối có cái hay riêng của nó. Mấy bà trung niên nón lá, quạt cọ rón rén đi qua nói: "Chúng em đi qua nhờ hai bác ạ!" Thấy bạn ngạc nhiên, chủ nhà bảo cái lệ làng nó cổ hủ thế đấy, ông thông cảm. Rõ ràng đường làng mình, cổng nhà mình nhưng có ai ngồi cạnh đấy muốn qua mặt thì phải xin phép.

Ông khách ngẩn mặt kêu: "Tôi bái phục cái lệ làng nhà ông. Ông cứ về thành phố, chạy xe máy ra đường mà xem. Người ta tranh giành nhau từng xăng-ti-mét, va quẹt vào người khác rồi còn quay lại chửi. Khủng khiếp lắm."

Lại hai ông già che quạt cọ trên đầu đi ngang cất tiếng chào. Ông khách lúng túng bật đứng dậy, hai tay chắp trước ngực, đáp lời chào. Hai ông lão đi qua, mới dè dặt hỏi: "Sao họ biết tôi mới về chơi hả ông?" Ông bạn đáp, cả làng quen mặt nhau nên có ông thành phố về biết ngay. Tí nữa xong cái đám hiếu, họ quay lại hỏi thăm bây giờ. Chủ nhà phải giải thích cho ông nhà văn rõ, hương ước của làng từ bao đời nay quy định nhà nào có người thân qua đời, mỗi hộ đem tới giúp một đấu thóc. Bây giờ dân làng quy ra gạo. Trong túi nilông là nửa cân gạo và năm nghìn đồng. Khách chỉ biết giơ hai tay ngạc nhiên. Ông chủ nhà bảo đấy là tình quê. Làng này 800 nóc nhà, mang đến 4 triệu đồng và 4 tạ gạo. Ông khách nói, người thành phố chúng tôi không làm nổi, dù nhiều tiền của hơn.

Chuyện nhà quê thì còn nhiều cái lạ. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay, mà các nhà văn hóa các ông thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng. Các cụ xưa thường nói còn làng là còn nước phải không?

Ảnh minh họa

Chiều làng quê chậm chạp buông xuống. Nền trời trong xanh bị nhòa đi lẫn vào màu xanh của cây lá xum xuê. Gió vẫn thổi một dọc bờ tre làng. Mấy ông nông dân ngả nón che mắt nhìn trời. Mong ông đừng có mưa bây giờ. Cố mấy trận nắng nữa cho lúa, ngô chín đều. Một cậu thanh niên cởi trần, tay xách chiếc nơm, tay xách chiếc giỏ lấm láp bùn nước, bước từ dưới ao cá lên.

Đưa chiếc giỏ lấm bùn cho chủ nhà, anh ta cung kính: "chẳng mấy khi có bác dưới thành phố về chơi, con biếu ông trẻ mấy con cá nấu canh chua". Chủ nhà vui mừng, chỉ có ông nhà văn là ngạc nhiên, móc ví định trả tiền cho cậu thanh niên. Chủ nhà ghé tai nói thầm: "Ông chớ làm thế, mất lòng con cháu. Cái lệ làng nó thế. Anh em mình cứ tự nhiên mà hưởng thôi".

Nhà văn thành phố nhìn xa xăm lên đồi cọ già...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bố không phải người đàn ông tuyệt vời nhất. Nhưng bố là người bố tuyệt vời của riêng con...

Những ngày mùa màng ở thôn quê bao giờ cũng gợi lại trong ta cả một vùng ký ức. Ký ức ấy, dù có là hình ảnh hay âm thanh nào đi nữa, thì cũng luôn gắn với mẹ - người đàn bà của làng quê Việt Nam nắng mưa, tần tảo...

Từ ngày ba mất, có một người con gái có thói quen mỗi cuối tuần hay trở về lặng lẽ ngồi bên cánh cổng khép hờ trước ngôi nhà của má. Như chiều nay, trong một buổi chiều nhạt nắng, cô trở về ngồi dưới tán hoa giấy nơi đầu ngõ. Mải mê nhìn lũ trẻ chơi trò bắn bi, cô bất giác nhìn lên, trên đầu cô là những bông hoa màu hồng tươi đang đong đưa trong gió. Nắng lao xao, gió lao xao, từng chùm hoa lao xao gọi nỗi nhớ ùa về...

Làm mẹ rồi mới hiểu được lòng mẹ, người ta nói quả chẳng sai. Chiều nay, có một người con gái chạnh lòng nhớ về ngày xưa mà thương mẹ mình quá đỗi.

Ở một nơi xa quê, có một người con nhung nhớ về người cha của mình, nhớ về mái tóc bạc trắng của cha và những kỷ niệm yêu thương thời thơ ấu…

Có lẽ có nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩ: Hôn nhân chỉ cần tình yêu là đủ. Nhưng khi ở cùng nhau, cùng trải qua bao khó khăn sóng gió, đến một lúc nào đó, ta sẽ chợt nhận ra, hôn nhân không chỉ là tình yêu...