Đình Nam Hương bình yên giữa phố thị

Đình Nam Hương - ngôi đình cổ hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân Hà Nội, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Đình Nam Hương thờ Vua Lê, là nơi duy nhất trong cả nước thờ cả bốn vị thần thuộc hệ thống Thăng Long tứ trấn. Hiếm có di tích nào bên hồ Hoàn Kiếm có không gian đẹp và nhiều giá trị đặc biệt như đình Nam Hương.

Nằm ngay trung tâm Hà Nội, cạnh Hồ Gươm, nhưng đình Nam Hương luôn giữ được vẻ yên tĩnh. Ngôi đình nằm khuất trong những tán cổ thụ xanh mát tạo nên nét đẹp cổ kính giữa chốn đô thị.

Đình Nam Hương thờ Vua Lê và cả bốn vị thần thuộc hệ thống Thăng Long tứ trấn. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Đình Nam Hương có diện tích hơn 400 m2, được xây dựng theo hướng Đông, gồm hai tầng. Tầng một được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, tầng hai theo lối hình chữ “nhị”, phía ngoài là tiền tế, phía trong là hậu cung. Kiến trúc nhà gác hai tầng với cầu thang lên xuống khiến cho di tích trở nên đặc biệt.

Trải qua thời gian, ngôi đình đã bị chuyển dời, bị chiến tranh tàn phá, song vẫn giữ được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, như: 19 đạo sắc phong của các triều vua Lê, Tây Sơn và nhà Nguyễn phong cho 5 vị thượng đẳng thần; một bảng văn chạm kiểu chân quỳ dạ cá; 5 long ngai, 1 chóe sứ và nhiều đồ thờ tự khác.

Nơi đây vẫn còn giữ được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật.

Ông Đặng Đức Phương - Trưởng tiểu ban quản lý đình Nam Hương, cho biết: “Đình mới xây dựng lại từ năm 2019. Một năm có mấy ngày lễ hội chính là phường tổ chức, còn bình thường ở dưới này có dòng tranh Hàng Trống mới khôi phục lại nên thỉnh thoảng phường và bên Mỹ thuật Việt Nam hay tổ chức các sự kiện tranh Hàng Trống thời xưa và ngày nay”.

Khuôn viên di tích có bức tượng đồng vua Lê cao khoảng 1,2 m. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Đặc biệt, khuôn viên di tích có bức tượng đồng vua Lê cao khoảng 1,2 m. Tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.

Bức tượng được đúc vào cuối thế kỷ XIX, là một trong những tượng đài cổ nhất ở Thủ đô.

Tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.

Bà Lê Thị Thúy Nga (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên đi tham quan ở đây cũng như là các đình, đền xung quanh phường của mình. Thỉnh thoảng, ngày cuối tuần chúng tôi cho các cháu ra để biết về lịch sử cũng như tạo dựng ý thức về sự biết ơn đối với các bậc tiền bối đã có công với đất nước”.

Trải qua năm tháng, đình Nam Hương đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không chỉ của nhân dân phường Hàng Trống mà người dân cả Hà Nội và du khách thập phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng, còn nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).