Độc đáo tục "trang điểm" cho "ông lợn" ở La Phù

Tục rước "ông lợn" khao quân ở La Phù, Hoài Đức (Hà Nội) tương truyền có từ thời Vua Hùng. Theo tục lệ, những "ông lợn" được người dân làng La Phù nuôi dưỡng với chế độ đặc biệt. Sau đó cứ vào ngày 13 tháng Giêng, người dân La Phù lại thịt lợn, rồi trang điểm cho lợn thật đẹp, để rước “ông” lên đình tế giỗ Thành hoàng làng.

Ngày 3/2 (13 tháng Giêng), làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ hội rước lợn như thường lệ để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng, Đức Tam Lang Đại Vương. 
Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn để được rước lên đình. Từ đầu giờ chiều, không khí chuẩn bị cho lễ rước lợn đã tấp nập khắp mọi ngõ ngách đường làng.
Trước khi làm lễ rước, các "ông lợn" sẽ được dân làng mang ra làm thịt rồi trang trí vô cùng cẩn thận. Công đoạn trang trí thường kéo dài từ 3 - 4 tiếng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, trau chuốt từng chi tiết.
Quan trọng nhất là công đoạn bóc mỡ, rồi dàn mỏng trang trí trên thân "ông lợn".
"Trước khi thịt phải tắm "ông lợn" thật sạch. Người trang trí cho "ông lợn" không chỉ đơn thuần là phải khéo tay, mà còn phải là người có tư cách đạo đức, gia đình truyền thống", anh Nguyễn Văn Sinh (thôn Độc Lập, La Phù) cho biết.
Từng chi tiết nhỏ trên mâm rước "ông lợn" đều được trang trí vô cùng bắt mắt.
"Năm nào đến ngày 13 tháng Giêng tôi đều về làng La Phù đễ được xem lễ hội rước lợn. Vui nhất là thấy những giá trị văn hóa làng quê vẫn được bao tồn qua bao đời nay", bác Lương Đức Lộc (quê Thái Nguyên) chia sẻ.
Càng về chiều, không khí chuẩn bị rước lợn lên đình càng trở nên nhộn nhịp hơn. 
Mỗi người dân trong xóm đều góp sức vào việc trang trí "ông lợn", từ tỉa hoa, dán giấy... ai nấy đều vui vẻ, đầy hứng khởi.
Theo ông Nguyễn Hưng Tôn, trưởng thôn Độc Lập (La Phù), năm nay lễ hội được tổ chức trở lại sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên người dân trong thôn ai cũng phấn khởi. Để chuẩn bị cho lễ hội, thôn đã chọn người nuôi "ông lợn" từ đầu năm với một chế độ đặc biệt như thức ăn phải tinh khiết, mùa hè phải mắc màn chống muỗi, những ngày trời lạnh phải đốt lò sưởi để đảm bảo sức khỏe của "ông lợn".
Đến 21 giờ cùng ngày, lần lượt các "ông lợn" sẽ được rước vào đình làng dưới sự hướng dẫn của các bậc cao niên. Khi làm lễ xong, các xóm sẽ rước "ông lợn" trở về nhà và chia lộc cho các gia đình. 
hinh anh tac gia

Văn Tuyến

vantuyenhn@gmail.com

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Với hàng ngàn đầu sách trưng bày giữa không gian mộc mạc và giản dị, "Góc sách nhà Mây" được nhiều người yêu thích sách tìm đến để giữ cho mình những giây phút bình yên.

Những ngày đầu tháng Ba, nhiều con đường, góc phố của Hà Nội nhuộm trong màu tím phớt hồng của hoa ban - loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc.

Những cánh hoa bưởi trắng muốt, nhẹ nhàng trong nắng tạo nên nét chấm phá rất riêng cho Hà Nội mỗi độ tháng Ba về.

Làng hương Quảng Phú Cầu thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đây là nơi có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ qua. Những bó hương với rất nhiều màu sắc bắt mắt đã được các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước ghi lại. Đặc biệt, đã có không ít các tác phẩm về làng hương này đoạt được giải thưởng lớn. Đây cũng là điểm đến check-in lý tưởng của du khách trong những ngày nắng đẹp tại Hà Nội.

Hàng cây bàng lá nhỏ xanh mơn mởn trên tuyến đường vành đai 2 mang đến cho phố phường Thủ đô vẻ đẹp đầy thơ mộng trong những ngày đầu tháng Ba.