Hà Nội: 70 năm rực rỡ và hào hùng

70 năm đã qua đi kể từ ngày quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Âm hưởng hào hùng của ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954 vẫn còn vang vọng phía sau các công trình cổ kính, các góc phố quen thuộc của Hà Nội Cùng với những con người lịch sử, những địa danh ấy đã không chỉ đứng vững mà còn được tu bổ, xây đắp gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng và trở những nét đặc trưng, niềm tự hào của người Hà Nội.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có tên gọi là quảng trường Place Négrier. Đến năm 1946, thị trưởng Trần Văn Lai mới đổi lại tên sử dụng đến thời điểm hiện tại. 
Cột cờ Hà Nội là công trình còn nguyên vẹn cho đến nay trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Chiều 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ. 
Nhà hát Lớn Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911. Sau 70 năm, dù đã qua tu sửa, nhà hát Lớn Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên năm xưa. 
Tòa nhà Bắc Bộ phủ là công trình kiến trúc tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, có giá trị lịch sử đặc biệt của Hà Nội. Sau năm 1954, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Những năm chiến tranh, đội cẩm Pháp lập bốt Hàng Trống là nơi làm việc và giam giữ tạm thời người phạm tội. Sau năm 1954, bốt Hàng Trống trở thành trụ sở của Công an quận Hoàn Kiếm.
Sau Giải phóng, mọi hoạt động của người dân Thủ đô nhanh chóng trở lại bình thường. Rạp chiếu bóng đông đúc người xem năm xưa nay được sửa lại thành Nhà hát kịch Hà Nội.
Trong thời kỳ Pháp chiếm đóng, đây là phủ Toàn quyền Đông Dương. Sau ngày giải phóng Thủ đô, tòa nhà trở thành nơi làm việc và tiếp khách quốc tế, được gọi là Phủ chủ tịch. 
Cầu Long Biên là một chứng tích lịch sử đồng hành cùng người dân Hà Nội trong rất nhiều sự kiện lịch sử. Cầu hiện nay vẫn đang phục vụ người dân di chuyển từ Hoàn Kiếm sang Long Biên, là điểm quan trọng của tuyến đường sắt Bắc - Nam. 
Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Nhà tù Hoả Lò giờ đây đã trở thành địa điểm tham quan chứng tích lịch sử thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.