Độc đáo văn hoá Ngày hội trình diễn cây Nêu
Ngày hội trình diễn cây Nêu đã được tổ chức với sự tham dự của 6 tỉnh thành trong cả nước gồm Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đà Nẵng. Ngày hội đã mang tới bầu không khí sôi động và ấn tượng đối với du khách trong cả nước.
Ở Thanh Hóa, cây Nêu gắn với dân tộc Mường chào đón năm mới; ở Sơn La, cây Nêu gắn với dân tộc Thái trắng trong Lễ Hết Chá; ở Quảng Nam, cây Nêu của đồng bào Ca Dong trong Lễ Cúng máng nước; ở Đà Nẵng, cây Nêu của đồng bào Cơ tu trong lễ Tạ ơn trời đất…..
Mỗi cây Nêu được dựng lên tại Ngày hội chính là một biểu trưng văn hóa và không thể thiếu trong các nghi lễ hiến tế của rất nhiều cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cây Nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối giữa con người với thần linh, gửi gắm những khát vọng ước nguyện của đồng bào các dân tộc mong cho dân làng luôn mạnh khỏe bình an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ông Bùi Hồng Nhi - Dân tộc Mường, Thanh Hóa chia sẻ, khi mà cây Nêu được dựng lên thì từ niềm tin cho đến kiêu hãnh văn hóa của các dân tộc đều được thắp lên từ đó. Khi cây Nêu dựng lên, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mỗi bản làng, trong mỗi gia đình càng được phát huy hơn.
Ông Phạm Văn Thương – Du khách Quảng Nam cho hay, Cây Nêu tượng trưng cho nét đẹp, rất là hay, văn hóa dân tộc và mình thấy văn hóa dân tộc của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, tôi mong trong thời gian tới chúng ta cố gắng tìm hiểu và khôi phục lại văn hóa đã bị mai một.
Bà Phạm Thị Tiệp – Du khách Hà Nội chia sẻ, tôi đến tham gia thì tôi được hiểu thêm nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và hiểu thêm về ý nghĩa của cây Nêu.
Ông Trịnh Ngọc Chung – Quyền Trưởng BQL Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cho hay, chúng ta đưa những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, vùng miền, đồng bào các dân tộc về gần với công chúng với người dân để làm sao khong chỉ bảo tồn giới thiệu nó mà còn để giá trị văn hóa này lan tỏa đến với nhiều người dân hơn.
Trải qua bao thế hệ, cây Nêu đã in sâu vào tiềm thức và luôn chiếm vị trí quan trọng là vật thiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền đất nước. Nhìn từ Cây Nêu, tín ngưỡng dân gian hiện ra như là một kho tàng với nhiều điều thú vị, lạ lẫm, thu hút du khách gần xa.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0