Đưa giá trị xưa cũ hòa vào dòng chảy đương đại
Trong sự nghiệp, NSƯT Bạch Quốc Khanh đã giành một số giải thưởng như Huy chương Bạc cá nhân, Huy chương Vàng tập thể tại Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2003, Huy chương Bạc tập thể, Liên hoan múa rối quốc tế năm 2012. Năm 2018, anh giành Huy chương Bạc và là một trong hai đạo diễn giành Huy chương Vàng với vở "Công chúa tóc mây" tại Liên hoan Múa rối quốc tế lần thứ 5.
Thành công với nhiều vai trò khác nhau như diễn viên, tác giả kịch bản, đạo diễn, ca sĩ, thế nhưng, ít ai biết rằng, con đường anh đến với sân khấu truyền thống rất khó khăn, đã có lúc tưởng chừng anh phải rời xa nghệ thuật múa rối để tìm hướng đi mới.
Với các loại hình nghệ thuật sân khấu đa phần đều được biểu diễn trên mặt đất, nhưng với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động trong môi trường nước nên gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong những tháng mùa đông hay khi lưu diễn ở nước ngoài, việc ngâm mình trong nước lạnh nhiều giờ đồng hồ là một trong những thách thức đối với sức khỏe và khả năng chịu đựng của người nghệ sĩ. NSƯT Bạch Quốc Khanh chia sẻ, ngoài việc phải tự bảo vệ mình trước những khó khăn của thời tiết, của khói và hơi nước, có một điều mà người nghệ sĩ múa rối nước luôn luôn phải rèn luyện mới có thể thích nghi được - đó là sức nặng của con rối.
Chặng đường nghệ thuật của NSƯT Bạch Quốc Khanh với múa rối không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhưng đó lại là khoảng thời gian anh làm mới mình và có những sáng tạo bứt phá hơn.
Những con rối vô tri, vô giác chỉ trở nên sống động dưới tài nghệ điều khiển của những người nghệ sĩ. Đam mê thổi hồn cho múa rối chính là điều giúp cho NSƯT Bạch Quốc Khanh tiếp tục giữ lửa với nghề. Năm 2012, khi Nhà hát Múa rối Thăng Long tham gia Liên hoan Múa rối quốc tế tại Hà Nội với vở "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo", anh lại được chọn tham gia và ghi dấu ấn lớn khi thể hiện thành công vở diễn.
"Thời điểm tham gia Liên hoan sân khấu, lúc đó NSƯT Lê Thu Huyền đang mang thai. Thu Huyền có đến và tâm sự với tôi và đề nghị tôi giúp vai này. Sau khi cân nhắc thì tôi quyết định nhận lời thể hiện vai diễn Hồ Nguyệt Cô. Bắt đầu vào tập mới thấy là vất vả. Trong ba tháng luyện tập, ngày nào cũng quần quật ở trên sàn tập 3, 4 tiếng", NSƯT Bạch Quốc Khanh chia sẻ về vai diễn này.
Người nghệ sĩ phải dùng tài năng của mình để những con rối vô tri biểu diễn một cách thật cảm xúc và toát lên cái hồn của nhân vật. Để làm được điều này thì đam mê với nghề thôi là chưa đủ, mà cần phải có một trái tim với tình yêu văn hóa truyền thống cháy bỏng.
Khán giả khi xem múa rối nước chỉ thấy con rối xuất hiện mềm mại, uyển chuyển, tự nhiên và sẽ khó có thể hình dung ra được những vất vả của người nghệ sĩ phía sau sân khấu. Để có một tiết mục thành công, phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và tình yêu với nghệ thuật truyền thống. Đồng hành cùng NSƯT Bạch Quốc Khanh nhiều năm tại Nhà hát múa rối Thăng Long, NSƯT Võ Thùy Dương, Phó trưởng đoàn diễn viên 1 Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn trân quý sự yêu nghề, say nghề của NSƯT Bạch Quốc Khanh.
NSƯT Võ Thùy Dương chia sẻ: "Quốc Khanh là người đã trải qua sóng gió trong cuộc sống nhưng tình yêu và đam mê với múa rối thì luôn còn mãi. Anh là một người luôn đảm bảo tối ưu nhất những điều mà một người nghệ sĩ cần phải có. Đó là sự chỉn chu, trách nhiệm của một người nghệ sĩ chuyên nghiệp".
Trong 25 năm gắn bó với nghề, NSƯT Bạch Quốc Khanh đã gặt hái được những trái ngọt. Năm 2018, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã đạt Huy chương Bạc cho vở "Công chúa tóc mây" tại Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ 5 và chính NSƯT Bạch Quốc Khanh là người viết kịch bản và làm đạo diễn cho tác phẩm này.
Tự hào là nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Thăng Long - nổi tiếng với thương hiệu "Nhà hát duy nhất châu Á đạt kỷ lục diễn rối nước 365 ngày/năm", nghệ sĩ Bạch Quốc Khanh cho rằng, mỗi nghệ sĩ cần nhận thức được trọng trách lan tỏa giá trị văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Vừa qua, trong chương trình "Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh", NSƯT Quốc Khanh tham gia hai tiết mục là hát chèo và hát quan họ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Đặc biệt, trong các chuyến đi biểu diễn ở nước ngoài, anh luôn cố gắng giới thiệu những nét đặc biệt của rối nước nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung đến bạn bè quốc tế.
Với NSƯT Quốc Khanh, sự yêu mến, đón nhận của khán giả đã giúp người nghệ sĩ nhóm lên ngọn lửa cảm xúc với nghề, tự hào vì những cống hiến với nghệ thuật, tình yêu với văn hóa truyền thống lại lớn dần lên trong mỗi người nghệ sĩ. Theo anh, nghệ thuật múa rối là tổng hòa của rất nhiều nghệ thuật truyền thống, trong đó, nền tảng âm nhạc chính vẫn là chất liệu chèo. Bởi thế, người nghệ sĩ múa rối cần phải trau dồi, tích lũy kiến thức về âm nhạc truyền thống để làm cho sân khấu múa rối ngày càng hấp dẫn.
Hình ảnh hàng dài khách xếp hàng ở nhà hát múa rối và thanh âm của những tràng pháo tay sau mỗi đêm diễn là một trong những động lực để người nghệ sĩ giữ được nguồn cảm hứng để tiếp tục gắn bó với nghề.
NSƯT Bạch Quốc Khanh chia sẻ, với các nghệ sĩ thì múa rối nước nói chung và ở Nhà hát Múa rối Thăng Long - nơi anh công tác nói riêng, múa rối nước không chỉ là một môn nghệ thuật truyền thống, nơi gìn giữ những tinh hoa truyền thống dân tộc mà còn là cách để quảng bá văn hóa đến với bạn bè quốc tế.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
0