Nghệ nhân Hà Nội: Rối nước thỏa những đam mê
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa sinh ra và lớn lên ở làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội), một làng rối nước có lịch sử hơn 300 năm.
Từ khi còn nhỏ, bà Thỏa đã học theo các cô bác trong đội chèo của làng, rồi cùng chúng bạn lấy bèo tây, đất sét làm rối và biểu diễn trên mặt nước ao làng.
Lấy chồng ở làng Đào Thục, bà Thỏa tiếp tục gắn bó với công việc biểu diễn rối nước khi gia đình nhà chồng vốn lưu giữ và tiếp nối nghệ thuật biểu diễn rối nước.
Trải qua những năm tháng khó khăn của nghệ thuật biểu diễn dân gian, bà Thỏa cùng với những người “nghệ sỹ nông dân” vẫn giữ tình yêu dành cho rối nước và nghệ thuật truyền thống.
Bà Thỏa cùng các nghệ nhân trong phường rối đã có những chuyến đi biểu diễn khắp các tỉnh và các nước Hà Lan, Thái Lan, Malaysia…
Với những nỗ lực của mình, bà Thỏa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (năm 2019), được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2020).
Đón xem "Rối nước thỏa những đam mê" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 20/07/2024 trên Kênh H1 Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội và các nền tảng số.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
0