Giá trị của những lễ hội
Những lễ hội, những hoạt động vui chơi giải trí hiện nay không chỉ là những dịp để thư giãn, nghỉ ngơi mà nó còn là cơ hội để có thể kết nối với cộng đồng, tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống.
Những ngôi đình cổ kính giữa lòng phố phường không chỉ lưu giữ câu chuyện về nguồn cội, về những làng nghề truyền thống đã hình thành từ bao đời, mà còn là biểu tượng của sự gắn bó trong đời sống đô thị nhiều biến đổi, là biểu tượng kết nối cộng đồng, dấu tích không gian làng quê. Trong không gian yên bình ấy làm ta nhớ về, tiếng trống hội, những nghi lễ long trọng và các trò chơi dân gian từng là nhịp sống sôi động, mà cũng nhiều sâu lắng của cộng đồng. Và dù cho nhịp sống đô thị hiện đại có thay đổi, những ngôi đình và lễ hội truyền thống ấy vẫn như ngọn nguồn, nhắc nhở về cội rễ văn hóa và niềm vui sống giản dị đã nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt.
Từ xa xưa, lễ hội đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người. Các lễ hội ra đời không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng, mà còn là dịp người dân được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ, kết nối với nhau. Hơn cả, lễ hội còn phản ánh nhu cầu vui chơi của con người từ xa xưa. Giữa những bộn bề mưu sinh, lễ hội là khoảng thời gian để người dân thả mình vào không khí sôi động, tận hưởng những niềm vui đơn sơ mà trọn vẹn.
Có thể nói, nhu cầu vui chơi ấy dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, giống như rất nhiều các dân tộc khác trên thế giới. Cũng từ nhu cầu ấy, dòng chảy lễ hội không ngừng phát triển và mở rộng, hòa nhịp với nhịp sống hiện đại, mang đến những trải nghiệm đa dạng và mới mẻ cho người dân, như lễ hội âm nhạc, lễ hội thiết kế sáng tạo, ẩm thực,…
Ngày càng có nhiều các sự kiện được ra đời cho thấy nhu cầu giải trí của người dân đô thị ngày càng tăng cao, đặc biệt thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ, những người luôn tìm kiếm sự năng động và cách thể hiện bản thân qua các hoạt động văn hóa sôi động.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu vui chơi, tận hưởng và tìm kiếm sự sáng tạo đang ngày càng trở nên cấp thiết. Người dân đô thị, đặc biệt là giới trẻ, không chỉ cần một không gian để thư giãn mà còn muốn tham gia vào các sự kiện có tính sáng tạo cao, nơi họ có thể thể hiện cá tính và sở thích của mình.
Các lễ hội thiết kế sáng tạo, âm nhạc, hay triển lãm nghệ thuật không chỉ là nơi giải trí, mà còn là cơ hội để khám phá, học hỏi và phát triển những ý tưởng mới. Điều này đặt ra những thách thức trong việc cần phải sáng tạo hơn trong các hoạt động vui chơi, giải trí, cũng như phản ánh nhu cầu thay đổi và sáng tạo trong cộng đồng đô thị hiện đại. Đây là lý do tại sao các lễ hội ngày càng trở nên phổ biến và được tổ chức nhiều hơn trong đô thị.
Những người trẻ, với sự năng động, tinh thần sáng tạo mạnh mẽ, họ tìm kiếm những sân chơi hiện đại hơn. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ vào việc quảng bá và kết nối mọi người với các sự kiện này. Mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin về các lễ hội qua mạng xã hội, chia sẻ và tham gia vào các sự kiện, tạo thành một cộng đồng lớn mạnh và năng động.
Tất cả những yếu tố này cho thấy, nhu cầu về lễ hội trong đô thị không chỉ là một xu hướng, mà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cư dân đô thị hiện đại. Thực sự, các lễ hội đã trở thành nhịp đập của đời sống đô thị, phản ánh những nhu cầu tinh thần sâu sắc của cộng đồng.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tổ chức nhiều sự kiện văn hoá giống nhau trong khoảng thời gian ngắn, có thể làm mất đi sự đặc biệt và lôi cuốn. Khi các sự kiện này trở nên quá quen thuộc, thiếu sự mới mẻ và sáng tạo, người tham gia có thể cảm thấy nhàm chán. Lễ hội, vốn dĩ là dịp để mọi người thư giãn, trải nghiệm và kết nối, có thể trở thành việc làm cho có, mà không mang lại những cảm xúc đặc biệt.
Hà Nội có lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển kinh tế số từ nguồn di sản lớn này.
Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như: đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm, hay chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước.
Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức cho đoàn 70 sinh viên Việt Nam - Trung Quốc tham quan triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chào mừng “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thế hệ trẻ 2 nước.
Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.
Từ ngày 2/1/2025, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ chính thức thu phí tham quan tại hai điểm di tích tiêu biểu: Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm, với mức phí 20.000 đồng/lượt/khách.
0