Hà Nội mùa chim về
Những ngày cuối thu, đầu đông, người Hà Nội ngạc nhiên, thích thú khi thấy những đàn cò vạc tìm về những tán cây trên Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch…lưu trú, làm tổ. Tiếng kêu của chúng làm sinh động cả một vùng mặt nước, giữa những âm thanh quen thuộc của phố phường.
Hà Nội vốn nằm trên vùng di cư của những loài chim đi trú đông. Vùng mặt nước sông Hồng và hồ lớn của Hà Nội, với những tán cây lớn là nơi những loài chim nước lựa chọn ở lại.
Sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội có chiều dài 163km cũng là trục đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài chim. Ở đó có những sinh cảnh như cánh đồng, bờ cát, thảm cỏ, rừng thấp ven sông… và nguồn thức ăn phù hợp. Rất nhiều những loài chim đã được tìm thấy, với những tập tính và vẻ đẹp độc đáo. Những loài chim được ghi lại bởi ống kính của những người đam mê chụp ảnh và hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
Trên những đôi cánh bay men theo dòng sông Hồng, những đàn chim tìm thấy ở vùng đô thị trung tâm những công viên, phần mặt nước, những khoảng xanh an toàn để sinh sống. Vì thế ngay cả vùng trung tâm Hà Nội cũng là một vùng sinh cảnh đặc biệt thu hút những loài chim di cư và định cư.
Theo nghiên cứu thì những loài chim cũng có những ký ức về nơi chốn. Chúng ta có thể bắt gặp những đàn chim bay về đậu trên những mái tôn vì trước đó vốn là một hàng xà cừ. Những đàn chim về đậu trên những tòa nhà với gờ bê tông vì trước đây vốn là một đầm nước. Chúng sẽ về đậu cho đến khi ký ức về hàng cây và đầm nước phai mờ dần, chúng sẽ tìm về một không gian khác.
Khoảng không gian trong đô thị cũng đang dần biến đổi cùng với quá trình đô thị hóa. Một hàng cây có thể được thay thế bởi những mái tôn. Một đầm nước có thể được thay thế bằng những tòa nhà. Nhưng đàn chim vẫn thường tìm về tán cây xanh hiếm hoi trong lòng thành phố, giữa tiếng ồn ào, náo nhiệt tưởng như không dứt. Những chú chim bay bấn loạn khi thời tiết chuyển mùa, bấn loạn khi không còn tìm thấy những tán cây quen thuộc của chúng. Chỉ còn những gờ bê tông, mái tôn lạnh lẽo. Nhưng chim vẫn thường quay trở về, ngay cả khi những tán cây không còn cho đến khi những ký ức đó phai mờ dần, như cách chúng ta quay trở về ngôi nhà của mình.
Sự bất loạn của những đàn chim đôi khi tăng lên bởi những hành động tiêu khiển của con người đô thị: bắn chim bằng súng cao su, săn chim bằng ống thổi…ngay giữa công viên. Hoàn toàn là một trò tiêu khiển. Ở vùng ven thành phố, những chiếc bẫy chim còn được giăng ra, như một phương thức mưu sinh.
Những con đường bày ra những chiếc lồng chim. Những con chim di cư theo một cách hoàn toàn khác, trong những chiếc lồng sắt, trên những chiếc xe bán dọc các con phố.
Dường như khi cuộc sống đô thị ngày càng xa cách thiên nhiên, con người đô thị lại càng có nhu cầu sở hữu tự nhiên. Nuôi chim, luyện cho chim hót để khoảng hiên trước nhà, trước phố thỉnh thoảng ríu rít vài tiếng chim, để mong tìm thấy một chút thư thái ở trong lòng. Họ tìm cách nhốt tự nhiên vào một chỗ để tiện cho việc thưởng thức. Tiếng hót của những con chim có thể chưa từng biết đến một cành cây.
Các hoạt động bảo tồn không chỉ được thực hiện bởi những chuyên gia, những người yêu chim và động vật hoang dã, mà còn có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, sự thay đổi trong hành vi của con người đô thị. Hành trình đó có thể còn dài, nhưng cũng cho thấy những biến chuyển trong cách người dân đô thị sửa soạn tiếp đón những mùa chim di cư.
Chúng ta nhận được giá trị giáo dục, giá trị tâm lý và tinh thần từ việc sống cùng với các sinh vật khác. Chuẩn bị không gian thiên nhiên, sinh cảnh cho những loài chim trong lòng thành phố cũng chính là bồi đắp khoảng không gian tự nhiên cho con người đô thị. Đó là những mong đợi về phúc lợi môi trường trong thành phố, khi mà đô thị không chỉ là nơi sinh sống của con người mà còn là không gian sinh sống của những sinh vật tự nhiên.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0