Hà Nội tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức, thể nghiệm các nghi lễ cung đình với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dâng hương trong nghi thức lễ ban quạt tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Một trong các nghi lễ cung đình đã trở thành hoạt động thường niên tại khu di sản là Tết Đoan Ngọ với chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”.

Tái hiện nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình là nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt. Đây là hai nghi lễ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua.

Phục dựng lễ ban quạt và tái hiện các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ trong dân gian là dấu ấn trong công tác nghiên cứu và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long trước những cam kết với UNESCO.

Tái hiện nghi lễ ban quạt trong dịp Tết Đoan Ngọ là điểm nhấn của chương trình. Ảnh: H.L/ Hanoimoi.

Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” còn diễn ra các hoạt động như: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ”, trình diễn ẩm thực mùa hè, giao lưu nghệ thuật thưởng trà, với sự góp mặt của các nghệ nhân.

Khu trưng bày gợi nhớ đến hình ảnh hai khu phố cổ thời xưa là phố Thuốc Bắc và phố Hàng Mụn. Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ em; mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh mùa hè.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.

Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.

Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.

Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.

Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.