Hà Nội tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức, thể nghiệm các nghi lễ cung đình với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dâng hương trong nghi thức lễ ban quạt tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Một trong các nghi lễ cung đình đã trở thành hoạt động thường niên tại khu di sản là Tết Đoan Ngọ với chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”.

Tái hiện nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn/ Kinh tế & Đô thị.

Hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình là nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt. Đây là hai nghi lễ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua.

Phục dựng lễ ban quạt và tái hiện các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ trong dân gian là dấu ấn trong công tác nghiên cứu và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long trước những cam kết với UNESCO.

Tái hiện nghi lễ ban quạt trong dịp Tết Đoan Ngọ là điểm nhấn của chương trình. Ảnh: H.L/ Hanoimoi.

Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” còn diễn ra các hoạt động như: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ”, trình diễn ẩm thực mùa hè, giao lưu nghệ thuật thưởng trà, với sự góp mặt của các nghệ nhân.

Khu trưng bày gợi nhớ đến hình ảnh hai khu phố cổ thời xưa là phố Thuốc Bắc và phố Hàng Mụn. Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ em; mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh mùa hè.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.