Hé lộ chiến dịch tối mật của CIA chống Trung Quốc
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu của mình, ký kết các hiệp ước quân sự, thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác kinh doanh với các quốc gia đang phát triển. Các nguồn tin nói với Reuters rằng nhóm CIA đã đưa ra các cáo buộc rằng các quan chức Trung Quốc đang giấu tiền bất chính ở nước ngoài, đáng chú ý là việc chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là tham nhũng và lãng phí.
Chelsea Robinson - người phát ngôn của CIA từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình truyền bá thông tin, mục tiêu hoặc tác động của nó.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, tin tức về chiến dịch tuyên truyền của CIA cho thấy chính phủ Mỹ sử dụng “không gian dư luận và nền tảng truyền thông làm vũ khí để truyền bá thông tin sai lệch và thao túng dư luận quốc tế”.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã có những chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm. Chiến dịch của CIA cho thấy Washington đang quay lại với những cách làm mà họ đã từng áp dụng với Liên Xô trước đây. Tim Weiner, tác giả cuốn sách về lịch sử chiến tranh chính trị, bình luận: “Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại”.
Loch Johnson, một nhà khoa học chính trị của Đại học Georgia, cho biết việc lan truyền những thông điệp bí mật thường được áp dụng ở những khu vực mà khán giả không tin tưởng nhiều vào các tuyên bố của chính phủ Mỹ. Cũng theo ông Johnson, các chiến dịch tuyên truyền bí mật diễn ra phổ biến trong Chiến tranh Lạnh. Thời gian đó, CIA tung ra 80 đến 90 bài báo mỗi ngày nhằm nỗ lực chống phá Liên Xô.
Reuters không thể xác định tác động của các hoạt động bí mật hay liệu chính quyền của Tổng thống Joe Biden có còn duy trì chương trình bí mật nói trên của CIA hay không. Trong khi đó, Kate Waters, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Biden, từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình này hoặc liệu nó có còn được duy trì hay không. Hai nhà sử học tình báo nói với Reuters rằng, khi Nhà Trắng trao quyền hành động bí mật cho CIA, thì quyền này thường được duy trì từ chính quyền này sang chính quyền khác.
Ông Trump, hiện là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Cộng hòa, đã ngụ ý rằng ông sẽ có cách tiếp cận cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11 tới. Người phát ngôn của ông Trump và các cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, John Bolton và Robert O’Brien đều giữ chức vào năm lệnh hành động bí mật được ký, nhưng hai ông này đều từ chối bình luận.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
0