Hiệu quả bước đầu quản lý điện thoại trong trường học

Sau gần một tháng áp dụng Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành quy định: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác khi đang học tập trên lớp, trừ khi phục vụ cho học tập và được giáo viên cho phép". Từ những nỗ lực ban đầu đến nay dần hình thành thói quen học đường mới, việc hiện thực hóa thông tư đã từng bước cải thiện tình trạng học sinh xao nhãng do lạm dụng điện thoại, cũng như xây dựng môi trường học tập hiệu quả.

Nghiêm túc, quyết liệt là tinh thần chung của các trường học Hà Nội khi áp dụng quy định quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học.

Phản ánh từ giáo viên và học sinh cho thấy, các tiết học hiện tại đã nghiêm túc hơn, giảm thiểu tình trạng làm việc riêng hay gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ. 

Bà Phan Vũ Diễm Hằng - Trưởng bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Trường THPT Việt Đức cho hay: "Đầu giờ thì chúng tôi sẽ thu tất cả các điện thoại của tổ viên, sau đó thì để vào trong một cái thùng riêng và khóa lại. Một, hai ngày đầu tiên thì học sinh cũng có một chút nôn nao. Nhưng sau đó giáo viên nhận thấy các hoạt động trong lớp tăng lên, giảm sự phân tán đối với điện thoại".

Đảm bảo siết chặt quy định sử dụng điện thoại nhưng không bỏ lỡ lợi ích, ứng dụng học tập từ công nghệ số. Trong một số tiết học, giáo viên vẫn có thể cho phép thiết bị công nghệ để làm công cụ hỗ trợ, tra cứu từ vựng hoặc tổ chức trò chơi kiến thức. 

Bà Trần Thị Quỳnh Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết: "Nếu như thầy cô thấy rằng việc sử dụng thiết bị di động hoặc những thiết bị công nghệ khác để hỗ trợ cho môn học của mình tốt và nâng cao hơn, thì có thể cho phép học sinh sử dụng. Tuy nhiên phải ghi rõ vào sổ đầu bài".

Em Vũ Tuệ Minh - Lớp 11A6, Trường THPT Việt Đức chia sẻ: "Đối với những bạn cần liên lạc với phụ huynh hay là đối với những bạn cần có những thông tin phải liên lạc gấp thì các bạn hoàn toàn có thể xin phép thầy cô giáo được sử dụng điện thoại".

Trước thực tế nhu cầu liên lạc giữa học sinh và phụ huynh trong các trường hợp khẩn cấp hoặc sau giờ học là khá lớn, việc trang bị điện thoại cố định ở trường cũng là một giải pháp hay để các em hạn chế mang điện thoại đi học mà vẫn chủ động kết nối tới gia đình. 

Sự chung tay phối hợp, đồng thuận giữa nhà trường và gia đình chính là yếu tố quan trọng để quy định thực sự đi vào cuộc sống. Từ bước đầu hiệu quả, có thể kỳ vọng về một môi trường học đường lành mạnh hơn, tạo nền tảng để ngành giáo dục có những điều chỉnh phù hợp, hướng tới hiện đại nhưng vẫn duy trì kỷ cương, kỷ luật. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.