Mùa thơm
Không hiểu sao, mỗi lần nhìn trái thị óng vàng, tôi lại nhớ về tuổi thơ xưa. Hồi đó, thị nhiều và rất rẻ. Đi chợ, thi thoảng mẹ mua mấy trái thị còn nguyên cuống lá về làm quà cho chị.
Chị tôi cũng giống như lũ con gái thời ấy, nhìn thấy thị là đưa lên mũi hít hà mãi cái hương thơm nhè nhẹ mà không thấy chán. Trái thị được chị nâng niu đựng trong chiếc túi đan bằng len màu xanh pha đỏ. Đi học hay đi chơi, chị cũng lủng lẳng cầm theo. Giờ ra chơi, chị cùng nhóm bạn gái trong lớp xuống sân trường lấy quả thị ra tung hứng, mỗi lần tung lên phải nhặt được que chuyền. Trò chơi cứ lần lượt từ dễ đến khó theo nhịp đọc chậm nhanh của bài đồng dao quen thuộc: "Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt..."
Với lũ trẻ trai nghịch ngợm như tôi hồi ấy, trái thị không hấp dẫn bởi mùi hương, mà hấp dẫn từ vị ngọt thơm bên trong lớp vỏ vàng óng mượt. Tôi biết đích xác rằng, trong quả thị kia chẳng hề có cô Tấm thảo hiền như câu chuyện cổ tích của bà và khi ăn vào cũng chẳng thể hôi mồm như lời dọa dẫm của chị.
Vậy nên, mỗi lần chị không để ý, tôi lại tiến tới sờ nắn, cố tình để quả thị nhũn mềm, cho đến khi, chỉ cần bóp nhẹ, là lớp vỏ đã vỡ ra. Lúc ấy chắc chắn quả thị không chỉ để ngửi nữa rồi...
Mùa thu Hà Nội rất đẹp. Đương nhiên rồi. Cái đẹp của mùa thu Hà Nội đã đi vào thơ ca, hội họa, đi vào lòng người, đi vào nỗi niềm nhung nhớ của những người con sống xa Hà Nội. Mùa thu Hà Nội quyến rũ ở cảnh sắc và tiết trời, đó là ánh nắng dát vàng trên mặt hồ Tây lăn tăn sóng. Đó là làn gió heo may làm đổi màu chiếc lá bàng chao nghiêng phủ kín sân trường. Đó là những bó cúc vàng xếp sau những chiếc xe đạp, chở cả mùa vàng qua từng con ngõ nhỏ. Nhưng, tôi lại thích gọi mùa thu bằng một cái tên khác: Mùa thơm!
Mùa thơm không chỉ có trái thị. Mùa thơm Hà Nội còn ngát thơm của lúa non. Những hạt cốm xanh như màu xanh của ngọc, gói mình trong chiếc lá sen xanh đã làm nên thương hiệu cốm làng Vòng nổi tiếng.
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn".
Hạt cốm dẻo, mang vị ngọt, thơm mùi sữa của lúa nếp non đã làm ngây ngất du khách bốn phương. Ai cũng muốn gói ghém hương sắc mùa thu ấy qua gói cốm làng Vòng hay bánh cốm dốc Hàng Than để mang về làm quà khi rời xa Hà Nội.
Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa. Hai loài hoa đặc trưng mùa thu Hà Nội đã được nhạc sĩ Phú Quang đưa vào nhạc phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông.
Nếu hoàng lan trước đây được trồng phổ biến trong các biệt thự cổ, thì nay, nó được trồng rải rác ở một vài nơi trên phố phường Hà Nội. Khác với hoa sữa, hoa hoàng lan thơm dịu ngọt. Chính vì thế, hoàng lan bao giờ cũng đắt giá và không thể thiếu trong gói hoa cúng dâng lên ban thờ tổ tiên mỗi dịp thu về.
Hoa sữa không chỉ ở phố Quang Trung, đường Nguyễn Du, mà ở nhiều tuyến đường con phố của Thủ đô cũng ngào ngạt hương hoa sữa. Hoa sữa chỉ hấp dẫn khi ngửi hương thoang thoảng trong một buổi tối muộn cuối thu, trên con đường vắng vẻ, tiết trời se se lạnh, cho ta cái cảm giác mơ màng, mang một nỗi buồn hư ảo, vu vơ.
Từng ấy sắc hương mùa thu, mùa thơm Hà Nội đã đủ say đắm lòng người? Nếu chưa, hãy về làng Ngâu, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì thưởng thức một loại rượu đặc biệt ở đây. Kinh kỳ xưa có hai loại rượu ngon nổi tiếng là rượu nhụy sen nấu ở làng Thụy Chương trong kinh thành Thăng Long xưa và rượu hoa cúc nấu ở làng Ngâu. Nếu rượu nhụy sen Hồ Tây đã mai một thì rượu hoa cúc làng Ngâu vẫn tồn tại cho đến nay.
Khi thời tiết bắt đầu có gió heo may với nắng nhẹ vàng, người ta hái hoa cúc phơi khô, hấp và rải hoa trên miệng nồi rượu để tiến hành chưng cất. Rượu hoa cúc thành phẩm được cho vào những chum sành bịt kín hạ thổ ít nhất một năm mới có thể đưa lên thưởng thức. Rượu để càng lâu thì men càng thắm, hương thơm càng quyện chặt...
Mùa thu có ngày Rằm tháng 7, có Tết Trung thu, trong mâm cỗ thành kính dâng lên ban thờ gia tiên có hương thơm của quả thị, trái dứa, cốm non, hoa hoàng lan, chén rượu hoa cúc... Tất cả hòa quyện với hương thơm của trầm, khói nhang bảng lảng. Ta như đem cả mùa thơm thành kính dâng lên ông bà, cha mẹ.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
0