Mứt 'handmade', hương vị mới lạ cho ngày Tết cổ truyền
Cứ đến tầm đầu tháng Chạp, chị Lê Va lại bận rộn với những đơn đặt hàng làm mứt Tết. Khách hàng của chị phần lớn là những người thân, bạn bè, hàng xóm... sau khi ăn món mứt nhà chị làm thấy ngon và từ đấy giới thiệu cho mọi người mua.
Trước đây, chị thường làm mứt mỗi dịp Tết để phục vụ gia đình và làm quà biếu họ hàng, người thân. Những năm gần đây, thấy nhu cầu mứt tự làm tại nhà tăng, chị đã làm số lượng lớn để bán. Ban đầu chủ yếu là người quen đặt, sau đó thương hiệu mứt tự làm của gia đình được nhiều người biết tới. Trong đó, mặt hàng được ưa chuộng nhất là mứt dừa non, ngoài ra chị còn làm nhiều loại mứt khác như: mứt khoai lang, mứt cà rốt hay các loại bánh quy, bánh chả - chị Lê Va chia sẻ.
Theo chị Lê Va, trong quá trình làm mứt có thể sáng tạo màu sắc, sáng tạo các loại vị so với các sản phẩm truyền thống nên hợp khẩu vị của nhiều người. Thêm nữa, mứt “handmade” không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu thuần tự nhiên và quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với mứt tết "handmade", mọi công đoạn đều làm bằng tay, theo cách thủ công truyền thống nên mất khá nhiều thời gian. Vào dịp Tết, trung bình mỗi ngày chị làm được khoảng 30 kg mứt các loại. Để đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách, vào dịp Tết, nhóm của chị phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ từ sáng sớm đến tối muộn.
Trước sự xuất hiện ồ ạt của bánh kẹo ngoại nhập rất ngon, sang trọng nhưng cũng đắt tiền, mứt tết truyền thống với nhiều vị và cách chế biến cũng có giá trị riêng trong lòng nhiều người. Mứt “handmade” không chỉ đem đến hương vị mới lạ cho ngày Tết cổ truyền, mà còn góp phần tạo thị trường mứt sôi động, thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc, lựa chọn sản phẩm mứt tự làm ở những địa chỉ uy tín, không để các thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng “mượn danh” hàng “handmade” tiếp cận người tiêu dùng.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0