Nghệ nhân Hà Nội: Lấp lánh quỳ vàng

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Sinh ra trong một gia đình ba đời làm nghề sơn son dát vàng, từ nhỏ ông Lê Bá Chung đã được dạy nghề và sớm trở thành một người thợ giỏi. Nhưng đến năm 1990, cùng với những đổi thay của đời sống, nghề làm vàng quỳ ngày càng mai một. Phần lớn dân trong làng chuyển sang làm nghề sản xuất đồ dùng bằng da và giả da.

Nghệ nhân Lê Bá Chung.

Với niềm đam mê và quyết tâm vực dậy nghề truyền thống của địa phương, ông đã đi học hỏi cách làm quỳ vàng từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm nhất của làng nghề như cụ Cả Dị, cụ Cả Đăng, Đại đức Thích Thanh Phương (chùa Tự Khoát, Thanh Trì, Hà Nội)…

Nghệ nhân Lê Bá Chung hướng dẫn thợ cách cầm búa để đập quỳ.

Đến năm 1993, ông đã mày mò nghiên cứu để giảm công đoạn sản xuất quỳ, từ hơn 40 công đoạn nay còn hơn 20 công đoạn, giúp người thợ sản xuất quỳ vàng với số lượng lớn mà không mất nhiều công sức.

Vàng được cắt miếng nhỏ đặt lên giấy giống, chuẩn bị cho công đoạn đập quỳ.
Quỳ vàng sau khi đã được đập.

Đến năm 2003 ông cùng với những người anh em trong gia đình tìm hiểu và đã khôi phục lại nghề sơn son dát vàng, nghề truyền thống của làng nghề trước đây.

Dát vàng lên hoành phi theo cách "xếp vảy cá".

Sau 40 năm gắn bó với nghề làm quỳ, ông Lê Bá Chung đã được phong tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2016, là một trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2017. Điều khiến ông Chung cảm thấy vui và hãnh diện nhất là nghề dát vàng Kiêu Kỵ ngày càng phát triển.

Đón xem "Lấp lánh quỳ vàng" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 28/09/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.