Nhà Trắng hủy lệnh đóng băng tài trợ liên bang
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết trên X rằng, mặc dù bản ghi nhớ đã bị hủy bỏ, nhưng sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc đóng băng viện trợ nước ngoài vẫn có hiệu lực.
Trước đó, tối 27/1, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng công bố bản ghi nhớ về đóng băng các khoản viện trợ liên bang trước 17h ngày 28/1. Biên bản yêu cầu các cơ quan liên bang “dừng mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ hoặc giải ngân mọi khoản hỗ trợ tài chính”.

Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết, việc tạm dừng các khoản viện trợ liên bang là cần thiết, để xem xét liệu việc chi tiêu có phù hợp với các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump về các vấn đề như biến đổi khí hậu và các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập hay không.
Nếu được thực hiện, lệnh đóng băng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và các khoản tài trợ của chính quyền bang cũng như địa phương. Năm 2024, chính phủ Mỹ đã chi 3.000 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ liên bang.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, lệnh đóng băng tài trợ liên bang là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm biến chính phủ thành nơi quản lý tốt tiền thuế của người dân.
Tuy nhiên, lệnh đóng băng đã gây tranh cãi. Chính quyền đã nhận được vô số cuộc gọi từ các nhà lập pháp và quan chức tiểu bang với những câu hỏi về tác động của lệnh đóng băng đối với bang của họ.
Thẩm phán liên bang Loren AliKhan ngày 28/1 đã yêu cầu chặn một phần lệnh đóng băng các khoản tài trợ liên bang.
Một liên minh gồm các tổng chưởng lý từ 23 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và Washington ngày 28/1 cho biết, họ có kế hoạch đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh đóng băng, với lý do nó vi hiến.
Những người chỉ trích cho rằng, động thái giữ lại tiền liên bang của OMB vi phạm Đạo luật Kiểm soát Tịch thu, đạo luật năm 1974 nêu rõ khuôn khổ khả năng của Tổng thống trong việc đóng băng một số khoản tiền nhất định do Quốc hội phân bổ.
Ngày 18/2, phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong tháng 2/2025.
Sau cuộc Hội đàm với Mỹ ở Ả Rập Xê Út, phía Nga tái khẳng định không chấp nhận việc Ukraine gia nhập NATO cũng như sự hiện diện của quân đội NATO tại Ukraine.
Bạn có tin rằng mình đã biết "toàn bộ sự thật" về chiến tranh Ukraine? Hay còn có những bí mật lịch sử, những nguồn cơn sâu xa mà giới truyền thông chưa từng tiết lộ? Trong phần 1 của bộ hồ sơ này, chúng ta sẽ cùng bạch hóa những mật mã địa chính trị phức tạp ít được nhắc đến trên truyền thông - những yếu tố đã âm thầm định hình cuộc chiến tại Ukraine như ngày hôm nay.
Nga và Mỹ đã có những bước đi đầu tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ sau nhiều năm bế tắc dưới thời chính quyền của ông Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng Ukraine có thể phải tổ chức các cuộc bầu cử mới và nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo trên thực tế của nước này, Volodymyr Zelensky, không được lòng dân.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tuần qua, Thủ tướng Quần đảo Cook Mark Brown cho biết hai nước vừa ký Chương trình hành động về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện cho giai đoạn 2025-2030.
0