Về làng Đông Hồ xem tranh Tết
Trở lại làng Hồ vào dịp cận Tết, có thể thấy khá nhiều nam thanh nữ tú đến thăm, xem và tìm mua tranh. Tại nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, trong không gian phủ đầy tranh dân gian Đông Hồ. Đây là gia đình kỳ cựu nhất ở làng tranh khi đã lưu truyền đến đời thứ 22, họ vẫn giữ được nghề cổ truyền cùng hàng trăm bản khắc cổ quý giá, trở thành địa chỉ văn hóa hấp dẫn của du lịch Bắc Ninh. Nơi đây hiện lưu giữ hơn 100 bản khắc gỗ cổ và gần 1.000 bản khắc mới được ông Chế và gia đình thu thập, lưu giữ từ năm 1991 đến nay.
Từng được sống trong cảnh nhộn nhịp cả làng làm tranh mỗi dịp Tết đến, rồi lại chứng kiến cảnh khách mua tranh dần thưa thớt, số nhà làm tranh cũng vơi đi, người con đời thứ 20 của một dòng họ làm tranh Đông Hồ có tiếng không khỏi chua xót. Yêu nghề, lại vốn là một sinh viên Mỹ thuật, ông Chế cùng những người con của mình đã kiên quyết giữ nghề như tâm nguyện các thế hệ đi trước.
Ông Chế đã tìm mua lại tất cả các bản khắc cổ từ những gia đình không còn theo nghề tranh, rồi động viên các con, cháu tiếp tục làm. Người giữ lửa cho tranh Đông Hồ còn dành toàn bộ 6.000m2 đất của gia đình để tạo lập một khu vực trưng bày sản phẩm, giới thiệu quá trình tạo tác cũng như thực hành sản phẩm tới khách du lịch.
Tại đây, khách tham quan được tận mắt tìm hiểu các công đoạn sản xuất tranh cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh Đông Hồ trên chất liệu giấy dó Đống Cao hay đồng Đại Bái, hoặc tranh ở dạng âm bản.
Bên cạnh đó, ông Chế cũng dành một khuôn viên nhỏ cho các đoàn khách tham gia trải nghiệm in tranh. Người nghệ nhân cho biết ông muốn lan toả văn hoá đẹp của tranh Đông Hồ đến với mọi người.
Nhìn ngắm phòng trưng bày với hàng trăm bức tranh được nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế trưng treo một cách trang trọng, du khách sẽ phần nào lý giải được vì sao tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và sự cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt, cũng như du khách nước ngoài như vậy. Thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, những đề tài trên tranh phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống bình dị, mộc mạc, cũng như nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mỗi bức tranh đều hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình, được làm từ những chất liệu hoàn toàn tự nhiên nên thuần khiết, ấm áp mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có như giấy điệp.
Ông cũng đã tìm tòi, nghiên cứu các kiểu khung tranh vừa có thiết kế gần gũi với tranh dân gian, vừa thích hợp với xu hướng trang trí nội thất hiện đại. Những khung tranh nhỏ gọn, tối giản phù hợp với việc trang trí bàn làm việc đang rất thu hút giới trẻ. Ngoài ra, nghệ nhân Chế còn làm phong phú thêm bằng các mặt hàng lưu niệm, quà tặng với tranh Đông Hồ. Như làm lịch tường bằng giấy điệp và in tranh dân gian lên đó, sổ tay giấy điệp, khung tranh, in tranh dân gian lên quạt… Với sự đổi mới không ngừng, nghệ nhân Chế đang dần đưa tranh Đông Hồ trở lại với đời sống mọi người.
Bên cạnh nghệ nhân Chế, làng Đông Hồ vẫn còn những nghệ nhân như nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và nữ nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh. Họ đều là những con người yêu nghề, đam mê giữ lửa cho tranh Đông Hồ. Vì vậy, những người nghệ nhân vẫn đang cùng gia đình ngày đêm tâm huyết, miệt mài đổi mới và làm sống lại nhiều tuyệt tác, tinh xảo của dòng tranh dân gian Đông Hồ để dòng tranh này tiếp cận được xu hướng hiện đại và ngày càng được yêu thích hơn.
Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.
Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.
Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.
0