Nước mắm Nam Ô được cấp chỉ dẫn địa lý bảo tồn

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Sau 3 năm thực hiện đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô” gắn với phát triển du lịch, nước mắm Nam Ô đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Đây là 1 trong 3 vùng chỉ dẫn địa lý nước mắm tại Việt Nam.

Nước mắm Nam Ô được cấp chỉ dẫn địa lý bảo tồn 

Khu vực địa lý của mắm Nam Ô được công nhận tại các khối phố thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Mắm chỉ dùng 2 nguyên liệu chính là cá cơm than và muối biển Sa Huỳnh, hoặc muối Cà Ná, được trộn theo tỷ lệ và ủ trong các lu, thùng từ 12 tháng đến 16 tháng.

Mắm có màu nâu cánh gián, vị mặn, hậu vị ngọt đậm kéo dài, mùi thơm dịu đặc trưng.

Hiện nay, làng nghề nước mắm Nam Ô được duy trì với 71 thành viên, trong đó có 3 hợp tác xã, 10 cơ sở chế biến có quy mô tương đối, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng. Mỗi năm, sản lượng nước mắm tiêu thụ đạt từ 200 đến 300 nghìn lít.

Sau khi có chỉ dẫn địa lý, quận Liên Chiểu có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ để mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu gắn liền với du lịch văn hóa của địa phương.

Trong giai đoạn tới, Đà Nẵng tập trung phát triển, mở rộng quy mô làng nghề theo hướng phát triển ổn định, bền vững; hỗ trợ các hộ sản xuất tham gia chuỗi OCOP, các hội chợ, giao thương kết nối thị trường tiêu thụ. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.

Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.

Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.