Sắp ra mắt công chúng gần 300 cổ vật tinh hoa

Bộ sưu tập gần 300 cổ vật của các hội viên, nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội sắp ra mắt công chúng tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Gần 300 cổ vật là những hiện vật đặc sắc nhất được lựa chọn từ những bộ sưu tập của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm thuộc Hội Cổ vật Thăng Long. Bốn loại hình hiện vật sẽ được giới thiệu với công chúng, đó là: đồ đồng Đông Sơn; nhóm hiện vật đồ gốm đồ sứ ký kiểu của vua chúa Việt Nam thế kỷ 18,19 đặt hàng tại Trung Hoa và đồ sứ Trung Hoa thế kỷ 18,19; nhóm hiện vật chất liệu đồ gỗ sơn son thiếp vàng và đồ thờ cúng.

Chia sẻ về lần ra mắt cổ vật này tại Bảo tàng Hà Nội, ông Nguyễn Bằng Giang - Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long cho biết Hội đã kết hợp và đưa ra những đồ cổ đặc sắc từ nhiều đồ cổ của các hội viên và nhà sưu tập ở Hà Nội. Hội chỉ đại diện những hiện vật đại diện cho bốn loại hình hiện vật đã được giới thiệu ở trên. Các cổ vật này sẽ đưa công chúng đến với xu hướng sưu tầm cổ vật Việt Nam, khác với những thập niên 90 trở về trước, khi nhiều người ưa chuộng sưu tầm cổ vật của vật nước ngoài như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Một trong những hiện vật đặc biệt nhất của trưng bày lần này là tượng con giống thế kỷ 11 – tượng con chim. Đây là một hiện vật vừa mang tính biểu trưng, vừa mang tính độc bản.

Ông Nguyễn Bằng Giang - Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long chia sẻ: "Đầu con chim là mỏ vịt và ngậm cuống sen, sen là biểu tượng của Phật giáo và con chim này là thầy Phật giảng đạo. Và giai đoạn đó con chim được tạo hình đứng trên đài sen kép, cũng là một biểu tượng của Phật giáo. Lúc đó là thế kỷ 11 đến 13, Phật giáo là quốc giáo. Ở đây có một chi tiết nữa là đuôi của con chim cuộn sóng nhưng lại có hình là một lá đề, cũng là một biểu trưng của Phật giáo thế kỷ 11 đến 13".

Trong những năm gần đây, thú chơi cổ ngoạn đã nâng lên một tầm cao mới. Nhà nước tạo điều kiện, ban hành nhiều văn bản pháp lý quản lý cổ vật, đã hỗ trợ các nhà sưu tập hồi hương nhiều cổ vật. Qua trưng bày, ban tổ chức mong muốn lan tỏa tình yêu gốm Việt truyền thống và những cổ vật tinh hoa của dân tộc.

Trưng bày sẽ khai mạc sáng ngày 8/10 tại Bảo tàng Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.