Tảo mộ cuối năm
Sau Tết ông Công, ông Táo là khoảng thời gian các gia đình bắt đầu rục rịch đi tảo mộ theo phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Các nghĩa trang của thành phố thời gian này cũng đông đúc người đến tảo mộ từ sáng sớm.
6 giờ 30 phút sáng, không khí ở nghĩa trang Yên Kỳ đã rất nhộn nhịp. Những ngày này, công việc của các nhân viên quản trang ở đây vì thế mà bận rộn hơn nhiều. Anh Phan Trung Đức, nhân viên nghĩa trang Yên Kỳ cho biết: "Những ngày cuối năm, khách thăm viếng rất đông nên chúng tôi phải đi sớm hơn, về muộn hơn. Khi nào công việc hoàn thành thì chúng tôi mới về".
Dù đường đến nghĩa trang khá xa nhưng năm nào chị em nhà bà Lê Minh Hoa cũng giữ nếp đi tảo mộ của gia đình cuối năm. Cứ sau Tết ông Công, ông Táo là các bà lại sắp sửa lễ, hoa quả lên nghĩa trang thắp hương cho các cụ.
9 giờ sáng, lượng người đến tảo mộ ngày càng đông, người già, thanh niên, trẻ nhỏ đủ cả. Đa phần họ đi cùng cả gia đình. Gia đình ông Phạm Mạnh Tuấn năm nào cũng tập trung đủ từ ba đến bốn thế hệ cùng nhau đến đây thắp hương cho các cụ.
"Các con cháu trong nhà thì công việc cũng rất bận, nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng sắp xếp sao để đi tảo mộ được đông đủ nhất. Vợ chồng tôi là con trưởng nên đã thông báo trước cho mọi người để chuẩn bị, sau đó thống nhất thời gian và thông báo lên nhóm chung của gia đình", ông Tuấn nói.
Tranh thủ hương khói và mời các cụ về nhà ăn Tết xong, vợ chồng ông cũng dành chút thời gian để dạy bảo các con về lễ nghi trong gia đình.
Chị Vũ Thị Thu Hương có bố, mẹ và anh trai đều nằm ở nghĩa trang Yên Kỳ. Năm nào chị cũng lên đây vài ba lần. Những dịp lên tảo mộ, chị cũng tranh thủ ôn lại những câu chuyện trong kí ức và dạy dỗ cậu con trai về truyền thống gia đình. Chị Hương chia sẻ đã được truyền lại những lễ nghi truyền thống từ chính bố mẹ mình, chị trân trọng những điều đó và sẽ tiếp tục truyền lại cho các con.
Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, một nghi lễ đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi gia đình, là dịp để con cháu tỏ lòng biết hơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.
Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.
0