Văn hoá ứng xử giúp kết nối gia đình tốt hơn

Nhịp sống hiện đại, tất bật cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng như sự mất cân bằng trong quan hệ gia đình đã dẫn đến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng rõ. Nâng cao văn hóa ứng xử, giữ gìn truyền thống tốt đẹp nhưng không phủ nhận những quan điểm mới, đó là cách để phát huy giá trị của gia đình, từ đó, tạo nên những hạt nhân thực sự hạnh phúc.

Văn hóa ứng xử trong gia đình vì thế cũng chịu nhiều tác động. Bố mẹ có hiểu con cái không, con gái có biết thông cảm với bố mẹ, ông bà mình hay không vẫn là những câu hỏi xuất hiện hàng ngày ở mỗi gia đình.

Dẫu biết, xã hội phát triển kéo theo những giá trị cũ cần được thay đổi để thích ứng trong hoàn cảnh mới, một trong những vấn đề được đặt ra đó là sự thay đổi hệ giá trị văn hóa gia đình trong đó có việc giáo dục con cái. Đáng nói ở chỗ, chính các bậc phụ huynh cũng là con trẻ vậy tại sao nhiều năm qua, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái vẫn luôn là vấn đề khó có lời giải, xảy ra trong không ít gia đình.

Một vấn đề được đặt ra đó là sự thay đổi hệ giá trị văn hóa gia đình trong đó có việc giáo dục con cái

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cho rằng: "Thời đại ngày trước mang nặng tính giáo dục một chiều, mang tính chất khá thụ động thì can ép, đặt đứa trẻ vào tình thế bị thụ động và mang tính phản kháng cao, đặc biệt là khi chúng cần có sự trao đổi."

Vì thế để gia đình là nơi chốn bình an nhất cho các thành viên bình an đi về tạo tiền đề cho một xã hội phát triển bền vững văn minh là trách nhiệm không chỉ riêng ai.

Gia đình vẫn luôn là số một, vẫn luôn là cái đáng quan tâm nhất

NSND Trung Anh, Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ: "Với ai cũng thế thôi, chứ không phải đặc biệt với người này hay người khác, thì gia đình vẫn luôn là số một, vẫn luôn là cái đáng quan tâm nhất."

Gia đình Việt Nam truyền thống được gắn kết bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều nét đẹp trong văn hóa mang tình truyền thống của người việt, trao truyền qua nhiều thế hệ đã trở thành các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Vì vậy dù cuộc sống ngoài kia có mệt mỏi bề bộn đến đâu thì gia đình luôn là chốn bình yên cho chúng ta tìm về để cảm nhận sự tĩnh lặng và trao nhau những nụ cười hạnh phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.