Cuộc sống trong những con ngõ chật hẹp ở phố cổ

Phía sau sự sầm uất của các cửa hàng mọc lên san sát ở phố cổ Hà Nội là những con ngõ siêu nhỏ, tối tăm, chật hẹp. Bên trong những con ngõ ấy, cuộc sống của những người Hà Nội đối lập hẳn với bên ngoài ồn ào, tấp nập...

Dọc các tuyến phố như Hàng Buồm, Hàng Chiếu, Hàng Đường, Ngõ Gạch, Lò Sũ... là những con ngõ siêu nhỏ, ngay phía sau các hàng quán sáng choang, lộng lẫy ánh đèn. Ngõ được biết đến như một “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Theo thống kê, quận Hoàn Kiếm có hơn 1.000 con ngõ, ngách nhỏ, hầu hết đều rất hẹp, chỉ vừa đủ một người đi, quanh năm không có ánh nắng mặt trời. Những căn nhà trong ngõ thường có diện tích khoảng 15-20 m2.

Quận Hoàn Kiếm có hơn 1.000 con ngõ, ngách nhỏ, hầu hết đều rất hẹp, chỉ vừa đủ một người đi.

Những con ngõ nhỏ sâu hun hút trên phố cổ Hà Nội được hình thành từ hàng trăm năm nay. Đặc trưng của những con ngõ là thường chỉ rộng khoảng 70cm nhưng lại có thể sâu đến hàng chục mét. Sâu bên trong con ngõ ngoắt nghéo, nhỏ bé đến vậy lại tồn tại cả những khu dân cư sinh sống từ đời này sang đời khác.

Tại đây, có hàng nghìn người đang ngày ngày sống chung với bóng tối, với ẩm ướt trong những căn nhà siêu nhỏ. Vì chật chội, các ngôi nhà trong ngõ rất nhỏ và người dân thường phải chia sẻ từng khoảng trống để lấy chỗ sinh hoạt như giặt giũ, nấu ăn…

Hiện có hàng nghìn người đang ngày ngày sống chung với bóng tối, với ẩm ướt bên trong những con ngõ siêu nhỏ trên phố cổ Hà Nội.

Chật hẹp, thiếu thốn là vậy, nhưng người Hà Nội cũng đã quen với nếp sinh hoạt này. Nhiều người đã gắn bó vài chục năm nay với phố cổ, cả đại gia đình gồm 3-4 thế hệ cùng sống trong căn phòng chỉ 14-15m2.

Nói người phố cổ quen với cuộc sống ấy cũng không hẳn, chẳng qua họ không có lựa chọn nào khác...

Dù ngõ nhỏ, hẹp, nhưng nhiều hộ dân sinh sống ở đây vẫn tận dụng tối đa khoảng không trước ngõ để kinh doanh, buôn bán.

Những ngôi nhà trong các con ngõ nhỏ ở phố cổ không đủ các điều kiện sống an toàn cơ bản, rất nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Những căn nhà này còn không đảm bảo an toàn cháy nổ. Nhà trong phố cổ hầu hết có tuổi đời cao, hệ thống điện cũ kĩ và gần như không có bất cứ hệ thống thoát hiểm đạt tiêu chuẩn cũng như hệ thống phòng cháy đồng bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.