Để tài liệu lưu trữ thành di sản, minh chứng lịch sử

Việc giới thiệu rộng rãi những giá trị của tài liệu lưu trữ và di sản tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Và có một người đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của di sản văn hóa và khoa học, xây dựng luật lưu trữ đầu tiên, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong cuộc đời nghiên cứu và hoạt động khoa học về công tác lưu trữ và di sản văn hóa, TS. Vũ Minh Hương, nguyên Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đã có vinh dự được nhiều lần làm việc cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được người lãnh đạo đất nước có lời khuyên, động viên, khích lệ.

Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm 2008, trong quá trình Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chuẩn bị tổ chức Triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo", trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã gửi cho Ban Tổ chức triển lãm của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước những tài liệu và ảnh cá nhân trong quá trình đồng chí học tập tại Liên Xô (Liên bang Nga).

TS. Vũ Minh Hương có may mắn là chuyên gia tư vấn và xây dựng Luật Lưu trữ đầu tiên của cả nước. Năm 2011, trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì buổi làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để xem xét dự thảo Luật Lưu trữ. Đồng chí đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác lưu trữ trong việc nghiên cứu biên soạn cương lĩnh của Đảng, đường lối, chính sách của Nhà nước; trong việc biên soạn lịch sử…

TS. Vũ Minh Hương chia sẻ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi đó vẫn luôn nói với đội ngũ tư vấn rằng, một công trình có giá trị phải được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tài liệu lưu trữ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hưởng ứng lễ hội Festival Thu Hà Nội 2024, một chuỗi hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức nhằm tôn vinh và quảng bá tà áo dài – biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025.

Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề "Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình" sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

"Hỡi đồng bào Thủ đô!" là chủ đề của triển lãm 3D trực tuyến do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” đã khai mạc vào tối 20/9 tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.

Dự kiến Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ gồm 62 hoạt động trải dài xuyên suốt bốn mùa. Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia kết hợp Khai mạc Festival Huế và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật mừng 50 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra vào tối 25/3/2025.