Đi lễ đầu năm mới
Ngay từ sáng sớm những ngày đầu năm, khuôn viên các ngôi chùa ở Hà Nội đã nhộn nhịp bước chân du khách.
Trong tâm thức người Việt, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Trong khói hương trầm hòa quyện với không khí se lạnh của ngày xuân đang tràn về, lòng người trở nên nhẹ nhàng, an lạc và thư thái.
Những người năng đến chùa nhất thường là những người cao niên. Sớm đầu năm, các cụ thường dậy sớm, sửa soạn tươm tất, cùng con cháu đến chùa cầu bình an cho năm mới.
Bà Lê Thị Lan ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ: “Tôi có một thói quen từ trước, năm nào cũng thế, sáng mùng 1 Tết nào cũng dậy để chuẩn bị đi lễ chùa cầu cho gia đình sức khoẻ, con cháu học hành giỏi giang”.
Sắm một chút lễ mọn gồm hương hoa trà, quả cùng tấm lòng thành, khi đi lễ, ai cũng mong Trời, Phật phù hộ để có một gia đình hạnh phúc, yên ấm, con cái chăm ngoan, giỏi giang, mọi điều tốt đẹp…
Một năm bốn tiết xuân, hạ, thu, đông có thuận lợi, tốt đẹp hay không bắt đầu từ những thời khắc đầu tiên của tiết xuân. Bởi thế, đi lễ đầu năm là nét văn hóa được kết tinh từ hàng nghìn năm, thể hiện khát vọng về sự hòa bình, an lạc.
Ông Vũ Văn Chi ở quận Bắc Từ Liêm chia sẻ: "Năm nay tôi bước sang tuổi 74, năm nào tôi cũng được đi du xuân như này. Năm nay lạnh, tôi đi cùng anh chị em vui vẻ lắm".
Có người đi chùa cầu sức khỏe, bình an, may mắn. Cũng có người đến chùa chỉ để vãn cảnh thưởng thức không khí bình yên, qua đó thấy lòng thanh tịnh, an yên.
Khung cảnh nhẹ nhàng, mọi người từ tốn, khoan thai trong đối đãi, giao tiếp. Cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở, chim hót, tất cả như khiến lòng người chẳng muốn vấn vương những muộn phiền đã cũ.
Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa bình thản vang ngân hòa quyện với khói hương trầm nhẹ nhàng và tinh tế, thanh dịu và ấm áp, khiến cho bao xô bồ, ồn ã, bon chen, nhọc nhằn của cuộc mưu sinh như được rũ sạch.
Những du khách phương xa cũng muốn được tận hưởng chút không khí Tết cổ truyền của người Việt. Giới trẻ còn kết hợp lễ chùa để chụp những bức ảnh kỷ niệm lan tỏa văn hóa truyền thống.
Bạn Phan Huyền Trang ở quận Tây Hồ chia sẻ: "Trong hoạt động của giới trẻ thì đi lễ chùa vẫn giữ được phong tục ngày xưa của cha ông ta, đầu năm đi lễ chùa để cầu mong may mắn, em đi cùng các bạn để làm lễ dâng hương, cầu mong một năm an lành."
Không chỉ ở thành phố, ở các vùng quê người dân cũng thường đến chùa cầu sức khỏe, bình an và may mắn trong những ngày đầu xuân mới.
Đây cũng là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo các con hiểu về lịch sử của quê hương, cũng như cách sắp lễ cúng Phật và các phép tắc khi lên chùa.
Trong tiết trời se lạnh buổi sớm xuân, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, ai nấy đều rạng ngời niềm vui xuân mới.
Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.
Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.
Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.
Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.
Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
0