Gói giò xào ăn Tết

Đối với nhiều gia đình người Hà Nội, khi gói giò xào đón Tết là thời điểm để cả nhà được ngồi bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Đây không chỉ đơn thuần là một việc chuẩn bị món ăn cho ngày Tết, mà còn là nét đẹp văn hóa, là sợi dây gắn kết các thế hệ trong gia đình.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Vào những ngày cuối năm âm lịch, người Hà Nội thường có thói quen tự gói giò xào ăn Tết. Cùng với bánh chưng, thịt đông, dưa hành, món giò xào sần sật, thơm mùi hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ chính là một món ăn không thể thiếu trong cỗ Tết của người Hà Nội.

Chợ Tứ Liên là một khu chợ đông đúc của dân cư quận Tây Hồ. Tại đây bán đa dạng mặt hàng. Gần Tết, khách ra vào chợ mua bán thực phẩm, gia vị Tết cũng rất đông vui và nhộn nhịp. Hàng thịt lợn của chị Trần Thị Huệ (xã Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) bán ở chợ Tứ Liên nhiều năm nay. Năm nào cũng vậy, cứ vào tuần sát Tết, mặt hàng thủ heo, tai heo của nhà chị cũng bán chạy nhất bởi nhu cầu gói giò ăn Tết tăng cao.

Tranh thủ được nghỉ Tết, gia đình nhà anh Dương Văn Phương và chị Ngô Thúy Hiền (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) lại rủ nhau cùng ra chợ mua nguyên liệu về làm giò xào để đón Tết và gửi biếu ông bà, cha mẹ đôi bên.

Sau khi sơ chế và làm chín các nguyên liệu, anh Phương và chị Hiền hướng dẫn con gái tập làm quen với việc gói giò xào, món ăn trong những ngày Tết mà khi còn nhỏ anh chị đã được bố mẹ chỉ dẫn. Là người Hà Nội gốc, từ khi còn nhỏ, anh Phương đã được theo chân ông bà, cha mẹ ra chợ học gói giò xào. Vì vậy, giờ đây dù đã có gia đình của riêng mình, nhưng cứ đến những ngày này, anh vẫn cố gắng dành thời gian để làm món giò xào thân thuộc cho gia đình ăn Tết.

Trời đã gần về trưa, món giò xào cũng đang gần hoàn thiện. Cả nhà vừa làm, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí những ngày giáp Tết làm chị Hiền nhớ về những kỷ niệm xưa cũ của gia đình. Nhất là những ký ức về món giò xào mà chị được thưởng thức và được tự tay làm từ khi còn nhỏ. "Ngày trước, cứ mỗi lần sắp Tết, khi bố bảo làm giò xào, chị em trong nhà mình lại háo hức, phân chia công việc ngay từ tối hôm trước. Bây giờ tôi cũng muốn con mình có những cảm xúc đó, sự háo hức mà ngày xưa tôi đã từng được trải qua", chị Hiền thích thú nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.

Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.

Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.

Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.