Hoàng Thành Thăng Long đón Xuân Giáp Thìn

Bắt đầu từ sáng mồng hai Tết Giáp Thìn, Trung tâm Di sản - Hoàng Thành Thăng Long bắt đầu mở rộng cửa đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện các không gian di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, lần đầu tiên, du khách sẽ được xem bộ phim 3D tái hiện nghi lễ Chính đán thời Lê, với lễ thiết triều đầu tiên của năm mới, thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân cường.

Bên cạnh hông gian trưng bày Tết phố cổ Hà Nội, múa rối nước, trưng bày Báu vật Hoàng cung. Năm nay, lần đầu tiên Trung tâm Di sản - Hoàng Thành Thăng Long trưng bày lễ Đại triều “Chính Đán” thời Lê Trung Hưng, du khách sẽ được trải nghiệm nghi lễ Chính đán, qua bộ phim 3D với phòng chiếu 270 độ được khai trương đúng dịp Tết này

Không gian trưng bày Tết phố cổ Hà Nội.

Lễ Chính đán được nhà Vua thân chinh chủ trì, vào sáng sớm ngày mồng Một Tết với nghi thức Đại triều trang trọng, tôn nghiêm, diễn ra tại sân điện Kính Thiên. Lễ Chính đán là một nghi lễ triều hội, là dịp nhà Vua, hoàng tộc và trăm quan gặp gỡ nhau ngày đầu năm mới, cùng chúc tụng cho nhà vua trường thọ, nhân dân ấm no yên vui, xã tắc vững bền cường thịnh.

Khách tham quan đến với khu di sản Hoàng Thành Thăng Long sẽ đắm mình trong không gian phong tục Tết truyền thống của Thăng Long Hà Nội vừa cầu kỳ, vừa giản dị với nhiều câu chuyện thú vị thể hiện hi vọng về một mùa xuân đầm ấp, hạnh phúc. Đặc biệt, trong dịp Xuân mới năm nay, không gian khu di sản được sắp đặt nhiều tiểu cảnh, vườn hoa rực rỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.