Khúc biến tấu của sấu

Thu "gõ cửa" cũng là lúc những quả sấu bắt đầu chín vàng. Sự hấp dẫn của quả sấu chín không chỉ đến từ vị ngọt mà còn là hương thơm đặc biệt. Thật tuyệt khi mùa thu này lang thang khắp các con phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu,... ghé bên lề đường nếm thử những quả sấu chín chua chua, ngọt ngọt, thơm thơm, bạn sẽ cảm nhận được rõ nét mộc mạc nhưng đầy trân quý của thức quà nơi đây.

Anh Hồng đã bán sấu trên con phố Phan Đình Phùng nhiều năm nay. Cuối thu, những mẹt sấu xanh non mà anh vẫn bán hai tháng trước giờ chỉ còn lại những quả sấu già, sấu chín vàng ruộm.

Cuối mùa, lượng khách mua sấu của anh thưa thớt hơn, chủ yếu là những người mua về để ngâm hoặc làm sấu dầm.

Anh Hồng bán sấu trên phố Phan Đình Phùng

Anh Hồng chia sẻ, sấu ở Hà Nội đều là những cây sấu lâu năm nên quả bao sấu bao giờ cũng ngon hơn so với sấu trồng ở nơi khác. Sấu anh hái ngay trên cây xuống bán nên quả rất tươi, nên khách đi qua mua rất thích.

Ông Bùi Ngọc Dũng - một người dân sống ở phố Phan Đình Phùng cho biết, đặc trưng của mùa sấu ở đây. Sấu ở những nơi khác thường vỏ dày mà hạt to, không dày thịt như sấu ở Hà Nội. Nên mỗi khi vào mùa sấu, chúng tôi lại mua dự trữ ăn quanh năm. Sấu được chế biến thành nhiều món như sấu dầm, sấu bao tử làm ô mai được bày bán ở phố Hàng Đường.

Món sấu dầm gây 'thương nhớ' cho bao cô cậu học trò.

Với người Hà Nội, tới mùa sấu không thể bỏ qua món sấu dầm, bởi sấu chín chỉ có trong vòng hai tháng là hết mùa. Theo thực khách chia sẻ, sấu dầm mùa thu không quá chua, mà lại có vị ngọt dịu nhẹ, trộn cùng các nguyên liệu tạo nên hương vị rất ngon. Và có lẽ món ăn này đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều cô cậu học trò ở Hà Nội. 

Nước sấu một loại đồ uống thanh mát, giải nhiệt mùa hè.

Trên phố Nhà Thờ có một quán bán nước sấu ngâm ở vỉa hè đã vài chục năm nay. Năm nào cũng vậy, những "tín đồ" của sấu lại tới quán nước của cô để thưởng thức món sấu ngâm thanh mát chỉ có vào mùa thu.

Ô mai sấu - một thức quà nổi tiếng của Hà Nội.

Từ một thức quà đường phố, sấu đã được người Hà Nội biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn. Không chỉ hiện hữu trong mỗi bữa ăn, sấu còn có mặt trên khắp các con phố, các quán nước vỉa hè, trong những cửa hàng nổi tiếng giữa phố cổ Hà Nội và trên hết là trong trái tim của những người đã trót dành tình yêu cho sấu./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.