Lễ Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa đầu Xuân

Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) hàng năm có 2 lễ hội quy mô lớn gồm: Lễ hội Trần (tháng 8 âm lịch) và Lễ hội Khai ấn đầu Xuân. Trong đó, Khai ấn Đền Trần đầu Xuân là một trong những lễ hội lớn, có từ lâu đời, hàng năm đều thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Tại đây xưa kia, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công.

Lễ Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa đầu Xuân 

Trải qua nhiều năm,  lễ khai ấn đền Trần vẫn được người dân duy trì và phát triển. Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn với hàm ý truyền dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Ông Trần Huy Chiến, Trưởng từ Đền Trần, Nam Định chia sẻ, có triều đức vua về ban lụa là gấm vóc, sau này nhiều không ban được thì ra một cái ấn, mà ấn đây là ấn Trần Miếu Tự Điền, điển tích thờ tự của nhà Trần, ban cho 4 chữ Tích phúc vô cương, nếu có tâm có đức thì về lễ hưởng lộc, hưởng không có bờ bến.

Chính Lễ Khai ấn được  tổ chức cố định vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm

Chính Lễ Khai ấn được  tổ chức cố định vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy khi đi xin lộc ấn, mấy năm nay nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng.

Ông Nguyễn Ngọc Tuất - Tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, Nhà đền phát ấn nhanh chóng và không chờ đợi chen chúc như những năm trước đây, đầu năm đến đền Trần xin lá ấn cầu mong một năm may mắn, bình an.

Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn đền Trần vẫn được người dân duy trì và phát triển

Vũ Quỳnh Anh - Tỉnh Bắc Giang chia sẻ, cũng như mọi người em đến đền Trần để mong muốn có một năm học tập thật tốt và có thật nhiều bình an và may mắn.

Ngày nay, Lễ Khai ấn đền Trần còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lễ hội cũng là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với Vương triều Trần, khơi dậy niềm tự hào về Hào khí Đông A của quân dân Đại Việt 3 lần đại thắng quân Nguyên - Mông thuở trước.

Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn với hàm ý truyền dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt

Ông Trần Thanh Sơn - Hà Nội chia sẻ, mong rằng thế hệ trẻ của chúng ta ngày sau tôn trọng ls và quá khứ. Tôi rất xúc động có một câu mà Nhà Trần đã nói “Nghĩ những điều chưa ai nói đến. Làm những điều chưa ai làm được” như vậy đó là điều hạnh phúc nhất của dân tộc Việt Nam nói chung và các dòng họ nói riêng.

Với những giá trị nhân văn sâu sắc, lễ khai ấn đền Trần đã trở thành một tập quán, một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc và hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân địa phương và phật tử cả nước về tham dự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Hà Nội đang còn lưu giữ nhiều làng cổ nổi tiếng. Trong đó, Làng Cựu ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên được biết đến với những ngôi biệt thự có kiến trúc cổ kính và độc đáo.

Đình cổ Đồng Lạc tại 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là di sản văn hóa, một điểm đến quan trọng của những tour du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hà Nội. Ngôi đình là một di tích quan trọng chứng minh cho các hoạt động buôn bán tơ lụa, hoạt động sản xuất thủ công truyền thống và văn hóa của người Thăng Long - Hà Nội.

Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.

Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.