Sắp xét xử 21 kháng cáo trong vụ 'Chuyến bay giải cứu'

Ngày 20/12, Toà án nhân dân cấp cao sẽ xét kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ của 21 bị cáo trong đại án “Chuyến bay giải cứu”. Trong 21 bị cáo có cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng.

Phiên phúc thẩm mở tại Toà án nhân dân cấp cao ở Hà Nội sẽ kéo dài bốn ngày, khoảng 30 luật sư đã đăng ký tham gia bào chữa.

Hai bị cáo kháng cáo kêu oan là Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, án sơ thẩm phạt tù chung thân; Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa, án sơ thẩm 18 năm tù. 19 người còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó có cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng, án sơ thẩm 16 năm tù và ba người bị tuyên án chung thân gồm Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Y tế) và Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an).

Vụ án được Toà án nhân dân Hà Nội xét xử sơ thẩm giữa tháng 7 qua 18 ngày làm việc, tuyên bốn người tù chung thân, 10 án tù treo và 30 bị cáo từ 18 tháng đến 16 năm tù giam. Trong 54 bị cáo, 21 người bị xét xử về tội "Nhận hối lộ"; 24 người về tội "Đưa hối lộ"; 4 người tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và 4 người về tội "Môi giới hối lộ".

Số người tham gia được cho là nhiều nhất trong những đại án gần đây với 105 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng. Tòa sơ thẩm đánh giá, vụ án xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Các bị cáo lợi dụng vị trí công tác nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp chi tiền bôi trơn.

Việc đưa - nhận hối lộ tồn tại ở hai dạng là đưa yêu cầu, thỏa thuận mặc cả hoặc gây khó khăn, mập mờ không minh bạch trong công tác cấp phép chuyến bay, buộc các doanh nghiệp chi tiền theo luật bất thành văn. Nhiều quan chức phạm tội theo hình thức thông đồng, hứa hẹn chia sẻ lợi ích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.