Sớm áp thuế cao với người có nhiều nhà, đất
Bởi trên thực tế, để đảm bảo việc thu thuế đó một cách minh bạch, công bằng, ngoài Luật chúng ta vẫn đang thiếu công cụ để tính toán đo lường. Đó là một hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, hiện đại với khung giá ổn định và độ chính xác cao.
Sẽ áp thuế cao với những trường hợp có nhiều nhà đất (hay đánh thuế cao với người sở hữu từ BĐS thứ hai) đã được Trung ương nêu trong Nghị quyết 18 (từ năm 2022), tuy nhiên đến nay chủ trương này vẫn chưa được thể chế hóa thành các điều luật cụ thể. Một khu đô thị bỏ hoang với những căn biệt thự cả chục tỷ bỏ không trong sự lãng phí và tiếc nuối. Chắc chắn nó sẽ bớt đi khi có cơ chế đánh thuế với người nhiều BĐS.
Tuy nhiên vẫn không ít lo ngại việc đánh thuế phải căn cứ vào diện tích, không được tận thu, mở rộng nguồn thu và phải đánh thuế đúng đối tượng. Đặc biệt liên quan đến đất thừa kế, nhiều ý kiến lo ngại sẽ bị áp thuế cao theo kiểu “người đầu cơ đất”. Nội dung này cũng đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi còn trên cương vị người đứng đầu Bộ Tài nguyên Môi trường nêu quan điểm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết: "Cần tính hạn mức sử dụng đất cho từng địa phương, chẳng hạn có nơi 300 m2, 500 m2, có nơi 1.000 m2. Nếu người dân dùng đất trong hạn mức đó sẽ tính thuế thấp. Người sử dụng đất vượt hạn mức sẽ bị tính thuế cao hơn, người dùng đất vượt hạn mức ba đến bốn lần thì sẽ có mức thuế cao hơn tương ứng”.
Năm 2015, Chính phủ từng đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai. Lấy thị trường nhà đất TP.HCM làm thí điểm nhưng sau đó không được thông qua do nhiều ý kiến phản biện. Tới năm 2022, vấn đề này lại một lần nữa được áp dụng. Tuy nhiên sau khi lấy ý kiến, các bộ ngành cho rằng chưa nên đánh thuế nhà, đất thứ hai tại TP.HCM vì chính sách này "không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp". Tại kỳ họp bất thường lần thứ tư Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, nội dung này cũng đã chưa được đề cập trong Luật Đất đai (sửa đổi) mới dù rằng đã từng được bàn thảo trước đó.
Như vậy sớm qui định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhiều nhà là việc "chưa" có quy định trong Luật (lần này) chứ không phải là "không" làm. Bởi xét trên thực tế. Để đảm bảo việc thu thuế đó một cách minh bạch, công bằng, ngoài Luật chúng ta vẫn đang thiếu công cụ để tính toán, đo lường. Đó là một hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ với khung giá ổn định và độ chính xác cao. Có một ý kiến khá hay như thế này: Tùy từng địa phương để xác định diện tích hay giá trị đất làm bình quân. Những người chiếm hữu nhiều hơn phải đánh thuế luỹ tiến theo tỷ lệ, gấp hai lần thì thuế suất khác, gấp 3 - 5 lần mức bình quân thì áp thuế suất khác. Như vậy chính sách này không ảnh hưởng đến người nghèo và những người thu nhập thấp.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định Ban hành Quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Trong đó có quy định rõ việc giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Theo Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Phúc Thọ do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành, huyện đã được phê duyệt 4 dự án.
Sau 11 vòng đấu giá, cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay, 4/11. Trải qua hơn 8 tiếng, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/1m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/1m² thấp hơn khá nhiều so với cuộc đấu giá tổ chức ngày 19/8 vừa qua, nhưng vẫn cao hơn mặt bằng trong khu vực.
Việc xuất hiện một số thông tin như "sắp" hay "chuẩn bị" áp thuế bất kỳ ai sở hữu bất động thứ hai là các thông tin thiếu kiểm chứng, gây hoang mang dư luận.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.
0