Thử thách 'check-in Hà Nội với áo dài'
Đây là hoạt động chào mừng nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 do Hội LHPN Hà Nội kết hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Những người tham gia thử thách sẽ chụp ảnh trong trang phục áo dài tại các khu điểm du lịch, di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội nhằm giới thiệu, quảng bá những địa danh du lịch của Hà Nội.
Cuộc thi Thử thách “Check-in Hà Nội với áo dài" đã thu hút sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trong các cấp hội phụ nữ.
Cụ thể hóa từ cuộc thi “Check-in Hà Nội với áo dài” do Hội LHPN Hà Nội phát động, tại quận Ba Đình, Hội LHPN quận đã phát động cuộc thi “Nữ đại sứ du lịch Ba Đình” với mong muốn thông qua những bức ảnh chụp cùng tà áo dài của phụ nữ sẽ quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới
Với phần thi giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long, chị Thạch Thùy Linh (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) muốn giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế Hoàng thành Thăng Long có từ thế kỷ thứ 7 và được vinh danh di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Thông qua tà áo dài quốc phục của Việt Nam, Thùy Linh cũng mong muốn gửi gắm thông điệp giá trị văn hóa cốt lõi của người Hà Nội. Không chỉ khoác trên mình chiếc áo dài áo dài, mà Thuỳ Linh còn muốn thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp truyền thống và phong cách cá nhân. Mỗi bức ảnh đều phản ánh sự duyên dáng và nét đẹp thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam, làm nổi bật giá trị văn hóa và truyền thống của áo dài trong thời đại ngày nay.
Tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội), cuộc thi thử thách "Check-in Hà Nội với áo dài" đã mang đến luồng gió mới cho mọi tầng lớp phụ nữ. Với bề dày trên 1.000 năm tuổi nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, chị em làng lụa muốn gửi gắm thông điệp thông qua tà áo dài của phụ nữ Việt Nam để đưa sản phẩm của làng lụa bay xa. Dưới ánh nắng nhẹ nhàng, những tà áo dài tạo nên một hình ảnh vừa truyền thống vừa hiện đại. Những họa tiết hoa văn tinh tế trên áo dài hòa quyện hoàn hảo với khung cảnh xung quanh, từ những con phố cổ kính đến các địa danh văn hóa.
Áo dài không chỉ là trang phục, mà còn là một phần của bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện sự duyên dáng, thanh lịch và bản lĩnh của người phụ nữ. Mỗi chiếc áo dài đều chứa đựng trong mình một câu chuyện và cảm xúc, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Hi vọng rằng cuộc thi “Check-in Hà Nội với áo dài” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức sẽ trở thành một sân chơi ý nghĩa và thú vị cho những ai trân trọng vẻ đẹp truyền thống và sự tinh tế của chiếc áo dài từ đó góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bắt đầu từ tối 24/1, di tích Kỳ đài Hà Nội thuộc Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long sẽ được chiếu sáng mỹ thuật bằng hệ thống đèn hiện đại.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ, bút nghiên lại trở nên quen thuộc trên khắp phố phường. Phong tục khai bút và xin chữ đầu năm không chỉ tôn vinh tri thức mà còn gửi gắm những ước vọng may mắn, tài lộc, bình an trong năm mới.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 36km về phía Nam, làng nghề làm tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã có tuổi đời khoảng một thế kỷ. Nghề làm tăm ở đây nhộn nhịp suốt cả năm nhưng sôi động hơn cả là vào những ngày cận Tết. Ngay từ đầu làng, màu đỏ của chân hương như càng rực rỡ dưới ánh nắng, thu hút ánh nhìn của bất kì du khách nào ghé thăm.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ngày 23/1.
Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng thường hứa hẹn sự giải thoát ở kiếp sống khác. Nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu lại cho con người những giá trị thăng hoa ngay cõi tạm.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến rất gần, những ngày này, làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã ngập tràn sắc hồng của hoa đào và nhộn nhịp người vào ra chọn mua đào chơi Tết.
0