Tình phường nghĩa phố
Đó là tình người sâu sắc, luôn được giữ gìn và phát huy qua bao thế hệ, dẫu là trong đời sống đô thị với rất nhiều chảy trôi gấp gáp.
Những ngôi nhà tốc mái, cây cối đổ rạp, những con phố, ngõ nhỏ ngập nước... cùng rất nhiều thiệt hại khác về người và của... đó là những từ ngữ dùng để miêu tả về sự dữ dội của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua. Đô thị chìm trong sự hỗn độn, ngổn ngang. Chỉ trong vòng 1 ngày, cuộc sống của những người dân đô thị bỗng chốc bị đảo lộn.
Trong bối cảnh đó, như một ngọn lửa ấm áp giữa bão giông, tinh thần tương thân tương ái của người dân đô thị lại được toả sáng.
Không chỉ có những tổ chức cứu trợ, trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ, đăng tải những thông tin sẵn sàng trợ giúp cho người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão, hình ảnh những tài xế ô tô sẵn sàng đi chậm, che chắn cho xe máy đi trên cầu, tới những cư dân sẵn sàng chia sẻ nơi ở của mình cho những người gặp khó khăn,… cho thấy sự gắn bó, sẻ chia mà người dân đô thị dành cho nhau.
Lòng tốt và sự giúp đỡ còn được tổ chức và lan tỏa thông qua các nền tảng kết nối. Một trong những sáng kiến tiêu biểu góp phần quan trọng trong công tác hỗ trợ khẩn cấp chính là Mạng lưới thông tin Cứu nạn khẩn cấp - ERIN. Hệ thống giúp kết nối những người cần trợ giúp với lực lượng cứu hộ, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác trong những lúc khẩn cấp. ERIN không chỉ giúp người dân tìm được nơi trú ẩn an toàn, mà còn tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cứu trợ, đảm bảo mọi nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả, không để ai bị bỏ lại phía sau trong lúc nguy nan.
Có thể thấy, chỉ một việc làm tốt trong xã hội có thể giúp lan toả, truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Trong đô thị, nơi mà cuộc sống thường ngày có thể trở nên bận rộn và hối hả, những hành động nhỏ bé đầy ý nghĩa lại càng trở nên quan trọng. Khi một người hành động với tấm lòng nhân ái, họ không chỉ mang lại sự thay đổi cho cá nhân mình mà còn giúp lan toả, truyền cảm hứng khơi dậy lòng tốt trong trái tim của những người xung quanh.
Những cơn bão đi qua, hàng cây đã xanh trở lại, những con đường và góc phố Hà Nội lại quay trở lại nhịp sống bình thường, người dân “hàng phố”, chung cư lại quay trở lại với những lo toan thường nhật. Nhưng sẽ có một điều nhỏ bé mới mẻ len lỏi trong tâm trí của mọi người, một ký ức tập thể về những ngày bão, về cách những người thành phố sống với nhau tử tế. Tình yêu thương và sự sẻ chia chính là sợi dây gắn kết tất cả lại với nhau, giúp cộng đồng trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Dường như, mỗi người chúng ta đều có một kí ức quen thuộc liên quan đến Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ở tuổi đã ngoài 70, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu vui chơi cùng bạn bè bên bờ hồ, nhất là những ánh đèn điện lung linh tại đây khi về đêm, bởi Hà Nội ngày đó còn còn hiếm ánh đèn.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.
Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.
0