Vị chè nóng giữa đông

Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.

Mùa đông ở Hà Nội không chỉ mang đến cái se lạnh dịu dàng mà còn khiến người ta gợi nhớ những hương vị ấm áp từ những món ăn thân thuộc. Trong đó, chè nóng là một phần không thể thiếu. Giữa bao món chè hiện đại, những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, chè sắn nóng, bánh trôi tàu... vẫn có sức hấp dẫn riêng với nhiều người Hà Nội mỗi khi đông về.

Hàng chè của chị Đắc Thị Hằng (Đống Đa, Hà Nội),nằm giữa khu dân cư đông đúc, lại gần chợ, từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người dân quanh đó. Mỗi khi trời chuyển mùa trở lạnh, những món chè nóng của nhà chị luôn được nhiều thực khách yêu thích lựa chọn.

Bà Nguyễn Thị Hồng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Chè là bữa điểm tâm, thỉnh thoảng mới thưởng thức. Tôi thích nhất là món bánh trôi tàu, chè sẵn. Ngày bé thỉnh thoảng tôi cũng được các cụ cho đi ăn, nên lớn rồi thì cũng muốn thưởng thức ẩm thực của Hà Nội xem mỗi thời kỳ khác nhau như thế nào".

Với chị Hằng, bán chè không chỉ là công việc mà còn là niềm vui khi mang đến sự ấm áp cho thực khách trong những ngày đông lạnh giá. Chị Hằng chia sẻ, bánh trôi tàu là món "bán chạy" nhất ở cửa hàng của chị, hơn cả chè đỗ đen, chè đậu đỏ. Không như nhiều món ăn vặt chỉ ăn buổi sáng hoặc chiều, chè có thể ăn cả ngày đến tối.

Ở một con ngõ khác giữa lòng Hà Nội, quán chè của bà Phạm Thị Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã tồn tại hơn 50 năm, truyền qua nhiều thế hệ. Khách đến quán không chỉ để ăn chè mà còn để tìm lại những hương vị truyền thống đã trở thành một phần ký ức của mùa đông Hà Nội. Theo bà Minh, dù là mùa đông những vẫn có nhiều khách thích ăn chè đá như mùa hè, nên bà vẫn bán cả hai loại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

"Từ ngày bé, chúng tôi đã thường xuyên ăn chè nhà bà Minh. Bây giờ dù ít loại chè hơn nhưng lại có nhiều loại chè mới, ăn rất ngon", bà Nguyễn Thị Dung (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ.

Những ngày mùng một, ngày rằm, quán chè nhà bà Minh cũng là địa điểm quen thuộc của nhiều người đến mua chè về cúng chay.

Mỗi người đến đây đều có một lý do riêng để yêu thích món chè nóng. Có người tìm lại hương vị thân quen từ những ngày xưa cũ, có người đơn giản chỉ muốn thưởng thức một bát chè cho ấm bụng giữa trời đông Hà Nội.

Vị chè nóng giữa tiết trời đông như sự sưởi ấm nhẹ nhàng mà thân thuộc. Sự ngọt ngào trong từng bát chè truyền thống đã đi vào ký ức của nhiều người, dẫu có bao món chè hiện đại ngoài kia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.

Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.

Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.