Xử lý người đấu giá bỏ cọc để minh bạch thị trường
Thị trường BĐS chứng kiến hiện tượng thao túng giá khởi điểm để trả giá cao rồi thực hiện hành vi bỏ cọc nhằm tạo ra hiệu ứng giá ảo. Từ đó cho thấy khung hành lang pháp lý đối với công tác đấu giá vẫn còn hạn chế, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm.
Biện pháp để hạn chế sự nhiễu loạn này là xử lý thật nghiêm các trường hợp bỏ cọc. Theo ông Nguyễn Tạo, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: “Cần quy định cụ thể về mặt trách nhiệm dân sự khi đối tượng đấu giá trả giá một cách xa với thực tế. Khi được đấu giá viên giải thích tại phiên đấu giá tài sản trực tiếp mà đối tượng vẫn tiếp tục chấp nhận giá một cách chủ quan phi thực tế thì cần quy định về việc trả giá khởi điểm bao nhiêu lần, để khi trúng giá lại thực hiện bỏ cọc dẫn đến hủy kết quả đấu giá thì phải chịu số tiền phạt bao nhiêu lần so với tiền cọc”.
Còn ông Phạm Văn Hòa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: “Không cho tham gia đấu giá trong vòng 6 tháng là quá ít. Cho nên tôi đề nghị phải nâng lên 1 năm trở lên đối với những đối tượng này. Bởi đối tượng đã tham gia đấu giá khiến phiên đấu giá đó không thành”.
Những ý kiến góp ý này đã được tiếp thu và chỉnh lý hoàn thiện trong Luật Đấu giá tài sản mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6 vừa qua. Theo luật mới, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của luật này, tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Theo luật, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.
Tuy nhiên, các luật mới cần có thời gian và độ trễ để thẩm thấu. Do đó, trước mắt, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng với những thông tin gây nhiễu loạn, tránh bị tác động bởi hiệu ứng đám đông. Và khi quyết định đầu tư, cần tham khảo lịch sử biến động giá cả của khu đất thông qua các kênh uy tín.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
0